Thu hút vốn và quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 28 - 30)

Trong các nội dung trên, chúng ta đã xem xét chi phí của các nguồn tài trợ khác nhau và cấu trúc vốn tối ưu của công ty. Các nguồn vốn tài chính, như đã chỉ ra, được hình thành từ trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Các nguồn tài chính này xuất hiện trong bảng cân đối kế tốn của cơng ty dưới dạng nợ và vốn CSH. Sô' tiền tăng thêm nhờ việc bán các chứng khoán này và thu nhập để lại được đầu tư vào tài sản thực của công ty.

Các nguồn ngân quỹ dài hạn thường được đầu tư vào các tài sản dài hạn với một vài sự pha trộn tài trợ tài sản có thể theo chu kỳ kinh doanh. Rõ ràng các công ty thường muốn đáp ứng cho tất cả các tài trợ cần thiết với chi phí thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là khi bán các cổ phiếu thường khi giá tương đốì cao sẽ giảm thiểu được chi phí của vốn CSH. Các nhà quản lý tài chính cũng muốn bán các công cụ nợ với mức lãi suất thấp nhất. Bởi vì có các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, các nhà quản lý cần phải biết lãi suất sẽ chuyển động như thế nào theo chu kỳ kinh doanh và khi nào thì nên sử dụng nợ ngắn hạn hoặc dài hạn.

Một cơng ty cũng cần phải tìm được sự cân đốì giữa nợ và vồn CSH để đạt được chi phí vốn thấp nhất. Mặc dù chúng ta đã xem xét việc tơì thiểu hố chi phí tổng thể của vốn (KJ tại một mức tỷ

số nợ - vốn CSH đơn (độc lập), trong thực tế, một cơng ty hoạt

động trong một dãy có liên quan của nợ vối vơn CSH trước khi nó phải trả giá bởi một mức chi phí chung cao hơn do việc tăng rủi ro.

Hình dưới đây cho thấy một đường chi phí vơn lý thuyết tại 3 điểm khác nhau. Khi chúng ta chuyển từ kỳ t sang kỳ t+2, việc giảm lãi suất và tăng giá cổ phiếu làm cho đường Ka đi xuống. Đồ thị này phản ánh 2 điểm cơ bản:

(1) Công ty muôn giữ tỷ số nợ - vốn CSH của nó giữa X và y nằm ở đường phía dưói mọi thời gian bởi vì đây là khu vực thấp nhất tại mỗi trường hợp của 3 đường;

(2) Công ty muốn tài trợ các nhu cầu dài hạn của nó tại thời kỳ t +2 hơn hai kỳ khác bởi vì chi phí tổng thể là thấp nhất vào kỳ này.

Các cơng ty có thể tham gia vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn, do vậy hồn tồn có thể có cơ hội cho chúng trong việc thiết lập tỷ số nợ - vốn CSH dao động giữa X và y trong một chu kỳ kinh doanh. Công ty tại điểm y sẽ mất đi sự mềm dẻo (linh hoạt) trong việc tăng tỷ lệ nợ - vốn CSH nếu không phải gánh chịu khoản chi phí vốn cao hơn.

Pha trộn nợ - vốn CSH

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)