Thuế (tiết kiệm thuế) do bán hoặc thanh = Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 47 - 52)

= Luồng tiền tăng lên năm cuối cùng trước khi cân nhắc kết thúc dự án 4.853 + Giá trị thu hồi cuối cùng của tài sản mới

- Thuế (tiết kiệm thuế) do bán hoặc thanh = Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ = Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ

lý tài sản mới

0 0 4.853

Luồng tiền thuần tăng lên dự tính từ dự án thay thế sẽ là:

Cuối nàm

0 1 2 3 4

Luồng tiền thuần (1000 đ) (18.000) 6.393 7.549 5.445 4.853

Như vậy, với luồng tiền ra ban đầu 18.000.000đ, chúng ta có thể thay thế một thiết bị cũ bằng một thiết bị mới vối luồng tiền thuần dự tính như ở bảng trên trong vịng 4 năm. Tương tự như ví dụ trước, các thơng tin về luồng tiền có liên quan phục vụ cho việc lập dự tốn ngân sách được thể hiện dưới dạng táng thêm sau thuế.

6.3. Các phương pháp đánh giá và ỉựa chọn dự án đầu tư

Một khi chúng ta đã xác định được các thơng tin về luồng tiền có liên quan cần thiết cho việc ra quyết định về lập dự toán ngân sách, chúng ta cần phải đánh giá mức độ hấp dẫn của các dự án đầu tư khác nhau đang xem xét. Quyết định đầu tư sẽ là chấp nhận hoặc từ chối dự án. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án cũng như những khó khăn tiềm ẩn trong việc áp dụng các phương pháp này.

Để cho đơn giản, chúng ta giả thiết trong suốt phần này rằng luồng tiền dự tính thực hiện vào cuối các năm. Mặt khác, chúng ta giả thiết rằng việc chấp nhận bất kỳ một dự án đầu tư nào sẽ không làm thay đổi rủi ro kinh doanh tổng thể của công ty. Giả thiết này cho phép chúng ta sử dụng một tỷ lệ thu hồi đòi hỏi đơn trong việc đánh giá xem liệu có chấp nhận dự án không với các kỹ thuật chiết khấu luồng tiền khác nhau. Giả thiết này có thể được rỡ bỏ với các nghiên cứu sâu sắc hơn trong các tài liệu khác.

6.3.1. Phương pháp kỳ thu hồi vốn (PBP)

Kỳ thu hồi của một dự án đầu tư cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Giả sử chúng ta cần xác định kỳ thu hồi vôn cho việc mua thiết bị mới trong ví dụ thứ nhất ở mục trên. Trong ví dụ này, số tiền đầu tư ban đầu là 100.000.000d và luồng tiền thuần dự kiến tạo ra trong 4 năm tiếp theo lần lượt là 34.432.OOOđ;

39.530.000đ; 39.359.000đ; 32.219.000đ. Với các số liệu này, ta lập bảng tính sau:

Năm Luồng tiền (1000 đ) Luồng tiền tích luỹ (1000 đ)

0 (100.000) 1 34.432 34.432 2 39.530 73.962 3 39.359 113.321 4 32.219 145.540 Các bước tính PBP bao gồm:

Bước 1. Tập hợp luồng tiền phát sinh sau khoản chi ban đầu vào mục “luồng tiền tích luỹ”.

Bước 2. Nhìn vào cột “luồng tiền tích luỹ” và chú ý tới năm cuối cùng ở đó tổng sơ' tiền tích luỹ chưa vượt số tiền chi ra ban đầu (năm thứ 2 trong ví dụ trên).

Bước 3. Tính phần của luồng tiền của năm tiếp theo cần thiết để “thu hồi” luồng tiền chi ra ban đầu như sau: Lấy số tiền chi ra ban đầu trừ đi tổng số tiền tích luỹ ở bước 2 sau đó chia số tiền này cho luồng tiền của năm tiếp theo (trong ví dụ trên là (100.000.000 - 73.962.000)/39.359.000 = 0,66).

Bước 4. Để xác định số năm thu hồi vốn, lấy kết quả xác định được ở bước 2 cộng với kết quả ở bước 3 (trong ví dụ trên là 2 + 0,66 = 2,66 năm).

Nếu kết quả tính tốn kỳ thu hồi vơ'n nhỏ hơn kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận thì dự án được chấp nhận. Nếu khơng, nó sẽ bị từ chối. Trong ví dụ của chúng ta, nếu kỳ thu hồi vốn đòi hỏi là 3 năm, dự án sẽ được chấp nhận.

Lưu ý: Một hạn chế quan trọng của phương pháp kỳ thu hồi vơ'n là nó không quan tâm tới luồng tiền nảy sinh sau khi hết hạn của kỳ thu tiền, do đó nó khơng thể được coi là một thước đo khả năng sinh lợi. Hai dự án có chi phí 10.000.000d sẽ có cùng kỳ thu hồi vốn nếu cả hai có luồng tiền vào thuần hàng năm là õ.OOO.OOOđ trong 2 năm đầu. Nhưng 1 dự án có thể kỳ vọng khơng tạo thêm luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi đó dự

án kia có thể kỳ vọng tạo ra luồng tiền 5.000.000đ mỗi năm cho 3 năm tiếp theo. Do vậy, phương pháp kỳ thu hồi vốn có thể gây nhầm lẫn khi lựa chọn dự án.

Mặt khác, phương pháp này đã bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian. Nó đơn giản cộng các luồng tiền mà không cần quan tâm đến thời điểm phát sinh của các luồng tiền này. Hơn nữa, kỳ thu hồi vốn tơì đa có thể chấp nhận, đóng vai trị như là tiêu chuẩn giới hạn, là một chọn lựa thuần tuý chủ quan.

Mặc dù là một cách đánh giá tồi về khả năng sinh lợi, phương pháp kỳ thu hồi vốn vẫn đưa ra một chỉ dẫn sơ lược về tính lỏng của một dự án. Nhiều nhà quản lý cũng sử dụng nó như là một phép đo thô vể rủi ro của dự án. Tuy nhiên, chúng ta có những cách đo khác tốt hơn nhiều về rủi ro của dự án. Bởi vậy, phương pháp này chỉ nên coi như một xem xét bổ sung cho các phương pháp khác.

Do có những hạn chế như đã chỉ ra ở trên, phương pháp kỳ thu hồi vốn thưịng ít được áp dụng trong thực tế. Thay vào đó, các phương pháp dịng tiền chiết khấu cung cấp những cơ sở khách quan hơn cho việc đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư. Các phương pháp này tính tới cả độ lớn và thời gian của dòng tiền kỳ vọng trong mỗi kỳ của dự án. Chẳng hạn, các cổ đông đặt một giá trị cao hơn vào một dự án đầu tư hứa hẹn luồng tiền trở lại trong 5 năm tiếp theo hơn là một dự án hứa hẹn luồng tiền tương tự từ năm 6 đến năm 10. Bởi vậy, tính thời gian của luồng tiền kỳ vọng là cực kỳ quan trọng trong các quyết định đầu tư.

Các phương pháp luồng tiền chiết khấu giúp chúng ta có thể giải quyết được những khác biệt về thời gian của luồng tiền đối với các dự án khác nhau thông qua q trình chiết khấu. Hơn nữa, thơng qua việc lựa chọn của chúng ta về tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ rào cản), chúng ta cũng đã đề cập tối rủi ro của dự án. Có 3 phương pháp luồng tiền chiết khấu chính là: tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV) và chỉ số sinh lời (PI). Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các phương pháp này trong các phần tiếp theo.

6.3.2. Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)

Tỷ lệ thu hồi nội bộ đối vối một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng (CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Nếu luồng tiền ra ban đầu, hay chi phí bỏ ra tại thời điểm 0 nó sẽ được thể hiện như sau:

(1 + IRR)1 (1 + IRR)2 (1 + IRR)"

Như vậy, IRR là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai (CFj đến CFJ cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ra ban đầu (ICO) tại thời điểm 0. Như vậy, với ví dụ về mở rộng tài sản của công ty Việt An ở trên chúng ta sẽ có:

34.432.000 . 39.530.000 39.359.000 32.219.000100.000.000=_ + __ 100.000.000=_ + __

(1 + IRR)1 (1 + IRR)2 (1 + IRR)3 (1 + IRR)4

Để giải phương trình tìm ra tỷ lệ thu hồi nội bộ, IRR, đôi khi phải áp dụng phương pháp thử và sai với việc sử dụng bảng giá trị hiện tại. Rất may mắn là đã có các chương trình máy tính và các máy tính cá nhân có sẵn chương trình cho phép giải bài tốn trên để tìm ra IRR. Tuy nhiên, vẫn có những lúc chúng ta phải sử dụng phương pháp thử và sai để giải bài toán này. Để minh họa, chúng ta hãy quay trở lại ví dụ nêu trên. Chúng ta cần xác định tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai bằng với luồng tiền ra ban đầu. Giả sử chúng ta bắt đầu với một tỷ lệ chiết khấu là 15% và tính giá trị hiện tại của luồng tiền. Sử dụng bảng thừa số giá trị hiện tại chúng ta có bảng tính sau:

Đơn vị: 1000 đ

Năm Luồng tiền thuần PVIF ại mức 15% Giá trị hiện tại

1 34.432 X 0,870 = 29.955,84

2 39.530 X 0,756 = 29.884,68

3 39.359 X 0,658 = 25.898,22

4 32.219 X 0,572 = 18.429,27

Vối mức chiết khấu 15% tạo ra giá trị hiện tại của dự án lớn hơn luồng tiền ra ban đầu (100.000.000d). Do vậy, chúng ta cần thử lại với mức chiết khấu cao hơn nhằm làm giảm hơn nữa luồng tiền tương lai để cho giá trị hiện tại của nó giảm xuống cịn 100.000.000d. Với tỷ lệ chiết khấu 20% chúng ta có:

Nàm Luồng tiền thuần PVIF tại mức 20% Giá trị hiện tại

1 34.432 X 0,833 = 28.681,86

2 39.530 X 0,694 = 27.433,82

3 39.359 X 0,579 = 22.788,86

4 32.219 X 0,482 = 15.529,56

Tổng 94.434,10

Lần này, tỷ lệ chiết khấu lựa chọn là quá lớn. Kết quả là giá trị hiện tại nhỏ hơn 100.000.000d. Tỷ lệ chiết khấu cần thiết để chiết khấu luồng tiền thành 100.000.000d, do vậy phải nằm đâu đó giữa 15% và 20%.

Để ưởc lượng tỷ lệ thực tế, chúng ta có thể sử dụng công thức sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 47 - 52)