Định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 118 - 122)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SÔ BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT

8.1.3. Định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập

công ty khác là cách làm hiệu quả và tốn ít thời gian, nhất là để phát triển quy mô của doanh nghiệp.

Trong những khu vực thị trường do một cơng ty độc quyền kiểm sốt phần lốn thị phần của sản phẩm, việc một công ty nhỏ mua lại bằng phát minh, mua dây chuyền sản xuất sản phẩm, mua thương hiệu... cũng là một cách để phát triển.

Trong những ngành kinh doanh mà thị trường sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra gần như hoàn toàn đã được thỏa mãn thì việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập cũng đạt hiệu quả cao hơn do thế và lực trong cạnh tranh của công ty cũng mạnh hơn sau khi hợp nhất.

Tuy việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập có những thuận lợi cho sự phát triển, nhưng câu hỏi đặt ra là: công ty phải trả bao nhiêu tiền cho sự tăng trưởng đó. Trường hợp mua lại cơng ty với giá hồn tồn phù hợp với giá trị thực của nó và kết quả tái cấu trúc không làm tăng khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn, thì sự phát triển đó chỉ đơn thuần làm tăng quy mô của công ty. Bởi vì, tài sản, doanh số và lợi nhuận tăng nhưng thường phải chia cho nhiều cổ đông hơn.

* Động cơ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh

Sự đa dạng hóa đầu tư có tác dụng làm giảm rủi ro. Việc đầu tư mua một doanh nghiệp không cùng tuyến sản phẩm sẽ đem lại cho công ty một nguồn thu nhập từ một lĩnh vực khác. Do vậy, nếu một lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả thì sẽ khơng ảnh hưởng q lớn tới kết quả kinh doanh chung và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của cơng ty cịn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông trong trường hợp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn sau khi hợp nhất.

8.1.3. Định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập nhập

Xác định giá trị của doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập là một cơng việc có tầm quan trọng đặc biệt đốì với nhà quản

trị trong một giao dịch mua lại, hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp. Đây cũng là một cơng việc hết sức phức tạp bởi vì giá trị của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào giá trị tài sản và các khoản nợ hiện tại của nó mà cịn phụ thuộc vào lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của cơng ty bị thơn tính, vào kết quả đánh giá chi phí và lợi nhuận từ việc hợp nhất, sáp nhập hai cơng ty.

Có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:

• Phương pháp định giá theo giá trị hiện tại

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản ròng hiện có của doanh nghiệp theo phương pháp kế tốn hiện hành và tính tốn theo cơng thức sau:

Giá trị doanh nghiệp _ Tổng giá trị Các (giá trị TS ròng) - tài sản hiện có ' khoản nợ

Theo phương pháp này, tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đốì kế tốn, bao gồm giá trị các tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Ngồi ra, việc định giá giá trị của từng tài sản còn phải căn cứ vào giá trị thực tế của chúng tại thời điểm đánh giá. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả người bán, trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp ngân sách...

Ưu điểm của phương pháp này là xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản hiện có của nó tại thời điểm định giá, nên việc xác định là tương đốỉ đơn giản. Vì thế nó là căn cứ quan trọng để thương lượng giao dịch giữa người mua, người bán hoặc khi tiến hành thanh lý, giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế, đó là: việc định giá chỉ xem xét giá trị doanh nghiệp ở hiện tại mà chưa tính đến triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, phương pháp này chỉ chú trọng đến những tài sản hữu hình mà chưa quan tâm đến các tài sản vơ hình khác như: bí quyết cơng nghệ, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, sự thuận tiện của vị trí địa lý... nên thường khơng xác định chính xác giá trị thực của

doanh nghiệp. Vì vậy phương pháp này ít được sử dụng ở những nước có nền kinh tế thị trường.

• Phương pháp hiện tại hố dịng thu nhập trong tương lai Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được xác định căn cứ vào dự báo khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xác định theo cơng thức sau:

Trong đó:

G: Là giá trị doanh nghiệp.

Tị: Là thu nhập của doanh nghiệp dự kiến nám thứ i (bao gồm: lợi nhuận sau thuế, tiền khấu hao và giá trị thanh lý doanh nghiệp).

n: Là thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp.

r: Là tỷ lệ hiện tại hố (hay tỷ lệ chiết khấu) dịng thu nhập. Phương pháp này có ưu điểm là xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái động trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Song việc áp dụng phương pháp này trên thực tế gặp nhiều khó khăn do việc dự đốn quy mô khoản thu nhập hàng năm không đơn giản. Bởi vì, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố như quy mô vơ'n và tài sản của doanh nghiệp, trình độ quản lý và kinh doanh, trình độ cơng nghệ, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp... và có những yếu tơ'biến động ngồi dự đốn của nhà quản trị. Do vậy những dự báo có thể mắc sai lầm. Mặt khác, phương pháp này chỉ có thể áp dụng đốì với bên mua lại doanh nghiệp, vì vậy nó ít được sử dụng trong thực tiễn.

• Phương pháp kết hợp

Theo phương pháp này việc định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở xem xét doanh nghiệp như một tổng thể các yếu tố kinh tế hợp thành bao gồm các yếu tơ' vật chất (tài sản hữu hình) và các yếu tô' phi vật chất được coi là tài sản vơ hình của doanh nghiệp như uy tín doanh nghiệp, sự thuận tiện của vị trí địa lý, bí quyết cơng nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp, trình độ người lao động,

các mốì quan hệ với khách hàng, triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp... Quy mơ lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy khơng chỉ phụ thuộc vào giá trị các tài sản hữu hình mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản vơ hình. Do đó giá trị doanh nghiệp có thể xác định theo công thức sau:

G = GI + G2Hoặc G = G1 (1+H) Hoặc G = G1 (1+H)

Trong đó: G: Là giá trị doanh nghiệp

Gl: Là tổng giá trị tài sản rịng hữu hình hiện có của doanh nghiệp

G2: Là giá trị tài sản vơ hình

H: Là hệ số điều chỉnh giá trị tài sản rịng hữu hình Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị tài sản vơ hình. Trên thực tế một phương pháp đơn giản nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng là căn cứ vào mức chênh lệch tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại, hay sáp nhập với các doanh nghiệp cùng ngành (tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành) trong vài năm gần thời điểm định giá. Theo phương pháp này, hệ số H được xác định như sau:

H = P’i-P’o

Trong đó:

P’i là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vơn kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại hay sáp nhập.

P’o là tỷ suất lợi nhuận sau thuê trên vốn kinh doanh bình qn của các doanh nghiệp cùng ngành.

Ví dụ: Cơng ty ABC có giá trị tài sản rịng là 3.000 triệu đồng. Theo thống kê, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của công ty trong 3 năm gần nhất như sau:

Đơn vị: trđ

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Cộng

- Lợi nhuận sau thuế 770 831,6 881,2 2.482,8- Vốn kinh doanh bình quân 3.500 3.600,0 3.750,0 10.850,0 - Vốn kinh doanh bình quân 3.500 3.600,0 3.750,0 10.850,0 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (%) 22 23,1 23,5 22,9

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành 3 năm đó lần lượt là 17%, 18% và 18,5%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân trong 3 năm của các doanh nghiệp cùng ngành là (17% + 18% + 18,5%) : 3 = 17,9%

Như vậy hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng (H) là 22,9% - 17,9% = 5%

Giá trị của công ty ABC là: 3.000 (1+5%) = 3.150 trđ

Phương pháp này có ưu điểm là việc định giá doanh nghiệp được xác định dựa trên giá trị của các tài sản hữu hình và vơ hình nên đã khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, đồng thời có xét đến lợi ích kinh tế của cả bên mua và bên bán. Vì vậy nó được sử dụng khá phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 118 - 122)