Giá trị hiện tại thuần

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 54 - 56)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

6.3.3. Giá trị hiện tại thuần

Giống như phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ, phương pháp giá trị hiện tại thuần là một cách tiếp cận theo luồng tiền chiết khấu trong lập dự toán ngân sách. Giá trị hiện tại thuần (NPV) của một dự án đầu tư là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án. NPV được tính theo cơng thức sau:

CF, CF2 CFn

NPV = ——„ + ... + " - ICO(1+k)1 (1+k)2 (1+k)" (1+k)1 (1+k)2 (1+k)"

Trong đó k là tỷ lệ lợi tức đòi hỏi, các ký hiệu khác giữ nguyên như trên.

Tiêu chuẩn chấp nhận. Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư bằng 0 hoặc lớn hơn, dự án sẽ được chấp nhận, nếu không nó sẽ bị từ chơì. Một cách khác để diễn đạt tiêu chuẩn chấp nhận là: dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của luồng tiền vào vượt giá trị hiện tại của luồng tiền ra. Lý do đằng sau của tiêu chuẩn chấp nhận cũng tương tự như đơì vói phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ. Nếu lợi tức đòi hỏi là thu nhập các nhà đầu tư kỳ vọng công ty thu được từ dự án đầu tư và công ty chấp nhận một dự án vối giá trị hiện tại thuần lớn hơn 0, giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ tăng. Trong thực tế, nếu lợi tức đòi hỏi, hay tỷ lệ chiết khấu, được chọn chính xác, tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu của công ty sẽ thay đổi một lượng bằng với giá trị hiện tại thuần của dự án. Do vậy, chấp nhận một dự án có giá trị hiện tại thuần bằng 0 sẽ làm cho giá trị thị trường của cổ phiếu của công ty không đổi.

Nếu chúng ta giả thiết lợi tức đòi hỏi là 12%, giá trị hiện tại thuần của dự án trong ví dụ của cơng ty Việt An của chúng ta ở trên sẽ là: 34.432.000 39.530.000 39.359.000 32.219.000 NPV = ; +----- " +----- " + ----- " -100.000.000 (1+0.12)1 (1+0.12)2 (1+0.12)3 (1+0.12)4 NPV = 30.748.000 + 31.505.000 + 28.024.000 + 20.491.000 -100.000.000 = 10.768.000 đ

Trong trường hợp này cũng vậy, bài tốn có thể được giải bằng máy tính, máy cầm tay hay bằng cách tham khảo bảng giá trị hiện tại thích hợp được tính sẵn. Bởi vì giá trị hiện tại thuần của dự án này lớn hơn 0, theo phương pháp giá trị hiện tại thuần, dự án này được chấp nhận.

Đường NPV. Nhìn chung, phương pháp giá trị hiện tại thuần và phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ dẫn tối cùng một kết quả chấp nhận hay từ chốỉ dự án. Hình 6.1 dưới đây phản ánh bằng đồ thị hai phương pháp áp dụng cho ví dụ của chúng ta ỏ trên. Đồ thị gọi là đường NPV cho thấy mối quan hệ gần tuyến tính giữa giá trị hiện tại thuần của một dự án và tỷ lệ chiết khấu áp dụng. Khi tỷ lệ chiết khấu bằng 0, giá trị hiện tại thuần đơn giản là tổng luồng tiền vào trừ đi tổng luồng tiền ra của dự án. Giả sử một dự án thông thường giá trị hiện tại thuần cao nhất sẽ nảy sinh khi tỷ lệ chiết khấu bằng 0. Khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên, đường giá trị hiện tại thuần sẽ đi xuống về phía phải. Tại điểm ỗ đó đường NPV cắt trục hồnh của đồ thị, giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0. Về mặt khái niệm, tỷ lệ chiết khấu tại điểm này thể hiện tỷ lệ thu hồi nội bộ — tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0. Đốì với các tỷ lệ chiết khấu lớn hơn tỷ lệ thu hồi nội bộ giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ là âm.

Nếu tỷ lệ lợi tức đòi hỏi thấp hơn tỷ lệ thu hồi nội bộ, chúng ta sẽ chấp nhận dự án khi sử dụng bất kỳ một trong hai phương pháp này. Giả sử tỷ lệ lợi tức địi hỏi là 12%. Như hình 6.1 cho thấy, giá trị hiện tại thuần của dự án là trên 10.000.000d (trong tính tốn trên của chúng ta là 10.768.000đ). Bởi vì giá trị hiện tại thuần của dự án là lớn hơn 0, chúng ta có thể chấp nhận dự án theo phương pháp giá trị hiện tại thuần. Tương tự, chúng ta sẽ chấp nhận dự án khi sử dụng phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ vì tỷ lệ thu hồi nội bộ vượt tỷ lệ lợi tức đòi hỏi (17% so với 12%). Với tỷ lệ lợi tức đòi hỏi lớn hơn tỷ lệ thu hồi nội bộ, chúng ta sẽ từ chối dự án theo cả hai phương pháp. Như vậy, chúng ta thấy rằng phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ và phương pháp giá trị hiện tại thuần cho kết quả giông nhau về việc chấp nhận hay từ chối dự án.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 54 - 56)