TN trên TS (đầu tư )=

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 81 - 85)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

2. TN trên TS (đầu tư )=

a.TN thuần/Tổng TS 200.000.000/1.600.000.000 = 12,5% 10% b.(TN thuần/DT) X (DT/Tổng TS) 5% X 2,5 = 12,5% 6,7% X 1,5 = 10% 3. TN trên vốn CSH = a.TN thuần/vốn CSH 200.000.000/1.000.000.000 = 20% 15%

b.TN trên TS (đầu tư)/(1 - Nợ/TS) 0,125/(1 -0,375) = 20% 0,1/(1 - 0,375)

= 15%

Trong phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi, chúng ta nhận thấy cơng ty Việt An có tỷ số thu nhập trên doanh thu (5%) thấp hơn trung bình của ngành cơng nghiệp (6,7%). Tuy nhiên, thu nhập trên tài sản (đầu tư) của nó là 12,5% cao hơn so với mức trung bình 10% của ngành. Chỉ có một cách giải thích cho hiện tượng này đó là doanh thu trên tài sản tăng nhanh hơn mức chung của ngành. Điều này được thể hiện qua tỷ số 2b, trong đó doanh sơ' trên tổng tài sản là 2,5 so vói mức 1,5 của ngành. Do vậy, mặc dù cơng ty Việt An có thu nhập ít hơn trên mỗi doanh số bán hàng nhưng nó được bù đắp bằng thu nhập trên tài sản nhanh hơn (tạo nhiều doanh sô'hơn trên mỗi đồng tài sản).

Thu nhập trên tổng tài sản khi được mô tả thông qua hai yếu

tô' hợp thành lợi nhuận biên và doanh thu trên tài sản là một bộ

phận của “Phân tích hệ thống Du Pont”

Thu nhập trên Lợi nhuận Doanh thu

= * X

tài sản (đầu tư) biên trên tài sản

Công ty Du Pont là người tiên phong trong việc nhấn mạnh rằng thu nhập trên tài sản hài lịng có thể đạt được thơng qua lợi nhuận biên cao hoặc doanh thu trên tài sản nhanh hoặc kết hợp của cả hai. Chúng ta cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng theo hệ thống phân tích Du Pont, việc sử dụng nợ có thể là quan trọng. Hệ thống Du Pont buộc các nhà phân tích phải xem xét cả nguồn gốc khả năng sinh lợi của một cơng ty. Bỏi vì lợi nhuận biên là tỷ số báo cáo thu nhập, một mức lợi nhuận biên cao cho thấy việc kiểm sốt chi phí tốt, trong khi đó một tỷ số doanh số trên tài sản cao thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Các ngành cơng nghiệp khác nhau sẽ có cấu trúc tài chính và hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp nặng nhấn mạnh đến lợi nhuận biên cao với doanh thu trên tài sản thấp. Trong khi đó, trong ngành chế biến thực phẩm, lợi nhuận biên thấp và chìa khố cho thu nhập trên tổng tài sản thoả mãn là doanh thu trên tài sản cao.

Tầm quan trọng tương đương đốì với một cơng ty là thu nhập trên vơn CSH của nó. Đốĩ vói cơng ty Việt An, thu nhập trên vôn CSH là 20%, trong khi trung bình của ngành là 15%. Như vậy, chủ sở hữu của công ty Việt An đã thu được kết quả nhiều hơn các cổ đơng khác trong ngành. Điều này có thể là kết quả của một hoặc hai nhân tố: Một mức thu nhập trên tổng tài sản cao hoặc việc sử dụng nợ tốt hay kết hợp của chúng. Điều này có thể thấy thơng qua đẳng thức 3b, trong đó thể hiện một cải biên, hay dạng thứ hai của công thức Du Pont:

................. A, Thu nhập trên tài sản (đầu tư) Thu nhập trên vốn CSH = :— —-—:----------

(1 - Nợ/Tài sản )

Lưu ý: Tử số, thu nhập trên tài sản, được lấy từ công thức 2, thể hiện dạng đầu tiên của công thức Du Pont (Thu nhập trên tài sản = Thu nhập thuần/Doanh thu X Doanh thu /Tổng tài sản). Thu nhập trên tài sản sau đó được chia cho (1 - Nợ/Tài sản ) nhằm tính tởi nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Trong trường hợp của công ty Việt An, dạng cải biên của công thức Du Pont là:

Thu nhập trên tài sản (đầu tư) Thu nhập trên vốn CSH =---------- - —————-----------

(1 - Nợ/Tài sản ) = 12,5%/(1 -0,375) = 20%

Thu nhập trên tài sản thực tế 12,5% trên tử số cao hơn mức trung bình của ngành (10%) và tỷ số nợ trên tài sản trong mẫu số 37,5% cũng cao hơn mức trung bình của ngành (33%). Cả tử số và mẫu số góp phần tạo ra thu nhập trên vốn CSH cao hơn mức của ngành (20% so vói 15%). Lưu ý rằng nếu cơng ty có tỷ sơ' nợ trên tài sản 50%, thu nhập trên vốn CSH sẽ tăng thành 25%. (12,5%/(1 - 0,50) = 25%).

Điều này không nhất thiết nghĩa là nợ có ảnh hưởng dương, mà chỉ có nghĩa là nó có thể được sử dụng để gia tăng thu nhập trên vốn CSH. Mục đích cuối cùng đối với cơng ty là đạt được sự đánh giá tổì đa cho các chứng khốn của nó trên thị trường và mục đích này có thể hoặc khơng thể được cải thiện bằng cách dùng nợ để tăng thu nhập trên vốn CSH. Bởi vì nợ thể hiện rủi ro tăng lên, một đánh giá thấp hơn đối với thu nhập cao hơn là có thể. Mọi tình huống phải được đánh giá một cách riêng rẽ.

Những điểm chính của hệ thống phân tích Du Pont được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 7.1. Phân tích Du Pont

Cuối cùng như là một báo cáo chung trong việc tính tốn tất cả các tỷ số khả năng sinh lợi, người phân tích phải rất nhạy cảm với tuổi của tài sản. Các máy móc, thiết bị mua 15 năm trước đây có thể được ghi trong sổ sách thấp hơn nhiều giá trị thay thế của nó trong một nền kinh tế có lạm phát. Một tỷ lệ thu nhập 20% trên tài sản được mua từ những năm 80 có thể xấu hơn một tỷ lệ

15% thu nhập trên các tài sản được muạ mới.

Các tỷ số sử dụng tài sản

Dạng tỷ số thứ hai liên quan tối việc sử dụng tài sản, và các tỷ số này có thể giải thích vì sao một cơng ty có thể thu hồi tài sản của nó nhanh hơn công ty khác. Lưu ý rằng tất cả các tỷ số ỗ đây gắn kết bảng cân đối kế toán (tài sản) với báo cáo thu nhập (doanh số). Tốc độ thu hồi tài sản của công ty Việt An được thể hiện ở các chỉ tiêu 4,5 và 6 dưới đây:

Tỷ số sử dụng tài sản

Công ty Việt An Trung bình ngành 4. Hệ sơ' lưu chuyển khoản phải thu =

Doanh số (bán chịu)/Khoản phải thu

4.000.000.000/350.000.000 = 11,4 10 lần

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)