Lợi nhuận biên

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 89 - 92)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

A. Lợi nhuận biên

Hình 7.2. Phân tích xu hướng

Mặc dù hãng Compaq khơng trải qua những thay đổi lớn như vậy, nó cũng phải chịu áp lực của việc duy trì khả năng sinh lợi cao. Dưới dạng phân tích xu hưởng, thu nhập cực cao nửa cuối những năm 1980 đã không được duy trì. Năm 1999 là năm yếu nhất đốỉ vói Compaq do việc suy giảm doanh số bỏi cuộc khủng hoảng châu Á và việc cạnh tranh mạnh mẽ từ Dell Computer. Công ty phải chịu sự suy giảm mạnh nhất là Apple Computer với mức lỗ thực năm 1996 và 1997 và sự đe doạ phá sản vào thời gian này. Tuy nhiên, năm 1998 Apple đã khôi phục trở lại một cách ngoạn mục.

Bảng 7.1. Phân tích xu hướng trong ngành cơng nghiệp máy tính

IBM Compaq Apple

Lợi nhuận biên (%) Thu nhập trên vốn CSH (%) Lợi nhuận biên (%) Thu nhập trên vốn CSH (%) Lợl nhuận biên (%) Thu nhập trên vốn CSH (%) 1983 13,7 23,6 2,3 2,9 7,8 20,3 1984 14,3 24,8 3,9 11,8 3,9 12,7 1985 13,1 20,5 5,3 19,9 3,2 11,1 1986 9 3 13,9 6,9 23,4 8,1 22,2 1987 9,7 13,7 10,9 33,4 8,2 26,0 1988 9,8 14,7 12,0 30,5 9,8 39,9 1989 8,4 13,6 11,1 27,2 7,7 27,3 1990 8,7 14,1 12,0 23,2 8,5 32,8 1991 3,2 5,7 7,0 11,8 7,1 25,4 1992 22 5,2 6,1 12,4 7,5 24,2 1993 âm âm 6,5 17,7 3,6 14,1 1994 4,6 12,7 8,0 22,0 2,5 9,7 1995 8,8 25,5 7,2 21,5 3,7 12,1 1996 7,7 27,1 7,3 21,4 âm âm 1997 7,8 30,7 8,6 22,3 âm âm 1998 7,7 32,6 2,8 7,8 4,8 17,2 1999 8,0 33,9 1,5 3,8 6,8 13,5 2000 8,1 30,0 4,1 11,0 7,0 13,0

Điều gì là xu hưóng đơi với cả 3 cơng ty vào cuối thập kỷ? Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng đến mức khơng ai có thể dự báo được. Có lẽ cả ba cơng ty đang cố gắng duy trì việc giảm chi phí nhưng trên cơ sở sáng tạo cao trong việc phát triển các sản phẩm mói.

Tác động của lạm phát đến phân tích tài chính

Đồng thời vối việc tính tốn các tỷ số tài chính, chúng ta cần khám phá tác động của lạm phát và các nguồn lực tác động khác tới các báo cáo tài chính của cơng ty. Lạm phát có thể gây ra những nhầm lẫn về nguồn gốc của lợi nhuận, thậm chí đối vói cả

những nhà phân tích nhạy bén. Thiểu phát cũng có thể gây ra những vấn đề nhất định mà chúng ta cần phải lưu ý.

Vấn đề cơ bản trong kỳ lạm phát là ở chỗ thu nhập luôn được thể hiện bằng đồng tiền hiện hành, trong khi đó máy móc, thiết bị và hàng tồn kho có thể được mua tại mức giá thấp hơn. Do vậy, lợi nhuận có thể là một hàm số của giá tăng lên hơn là của một kết quả hoạt động tốt. Nhất là khi chúng ta phân tích trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng của lạm phát sẽ càng đáng quan tâm.

Ví dụ

Giả sử cơng ty Đất Việt có báo cáo thu nhập năm 2004 như sau:

Công ty Đất Việt; Thu nhập thuần năm 2004 (I.OOO.OOOđ)

Doanh số 200 (100spx2.000.000đ)

Giá trị hàng bán 100 (100spx 1.000.000đ)

Lãi gộp 100

Chi phí bán hàng và quản lý 20 (10% doanh số)

Khấu hao 10

Lãi hoạt động 70

Thuế (40%) 28

Thu nhập sau thuế 42

Vào cuốĩ năm, cơng ty có 100 sản phẩm tồn kho với giá l.OOO.OOOđ /lsản phẩm. Giả sử rằng trong năm 2005, sô'lượng sản phẩm bán duy trì ở mức 100 sản phẩm. Tuy nhiên, lạm phát gây ra một mức tăng giá 10%, từ 2.000.000đ lên 2.200.000đ. Tổng doanh số bán sẽ táng lên thành 220.000.000d nhưng khơng có sự gia tăng về số sản phẩm tiêu thụ. Mặt khác, giả sử rằng công ty sử dụng FIFO trong định giá hàng tồn kho, do vậy hàng tồn kho mua trước sẽ được tính vào doanh số hiện hành. Trong trường hợp này, hàng tồn kho năm 2004 sẽ được tính vào doanh thu năm 2005.

Công ty Đất Việt, Thu nhập thuần năm 2005 Doanh số Giá trị hàng bán Lãi gộp Chi phí bán hàng và quản lý Khấu hao Lãi hoạt động Thuế (40%) Thu nhập sau thuế

220 (100sp X 2.200.000đ) 100(100spx 1.000.000đ) 100(100spx 1.000.000đ) 120 22 (10% doanh số) 10 88 35 53

Như bảng trên cho thấy, có vẻ như cơng ty đã tăng lợi nhuận được ll.OOO.OOOđ so với năm trước (từ 42.000.000 lên 53.000.000đ) đơn giản là do kết quả của lạm phát. Nhưng không phản ánh ở đây là chi phí tăng lên của hàng tồn kho và máy móc thiết bị thay thế. Giả thiết rằng chi phí thay thế của chúng đã tăng lên trong mơi trường lạm phát.

Như chúng ta đã biết, các thông tin liên quan đến lạm phát thường không bị các cơ quan kiểm tra yêu cầu mà hoàn toàn tự nguyện, nhưng việc cân nhắc tới yếu tố lạm phát trong phân tích là ln có ý nghĩa, nhất là đơì vối các nhà đầu tư tiềm tàng. Các kết quả phân tích từ 10 cơng ty hố chất và 8 công ty dược của Mỹ từ năm 1976 đến 1978 của Geoffrey A. Hirt dưới đây cho thấy ý nghĩa của vấn đề này.

Bâng 7.2. So sánh kế toán theo giá trị thay thế

(Hiện hành) và giá trị lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 89 - 92)