Mục tiêu và phương pháp phân tích tài chinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 75 - 77)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

PHÂN TÍCH VÀ Dự BÀO NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

7.2.1. Mục tiêu và phương pháp phân tích tài chinh

Phân tích tài chính là q trình thu thập và xử lý thơng tin nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của

doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Việc phân tích tài chính có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau như: doanh nghiệp, các tổ chức tài chính... Đơi với doanh nghiệp, việc phân tích tài chính nhằm nhận dạng những biểu hiện khơng lành mạnh trong vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển để có chính sách và giải pháp thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, các tổ chức tài chính tiến hành phân tích tài chính của một doanh nghiệp nhằm tìm hiểu tiềm năng đầu tư, khả năng sinh lời và địn cân nợ của doanh nghiệp đó, làm cơ sở cho việc ra quyết định tài trợ...

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau như: thơng tin kế tốn và các thơng tin khác trong quản lý, trong đó thơng tin từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Phân tích tài chính được thực hiện dựa trên một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ... để đánh giá tổng qt và chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong thực tế, các phương pháp phân tích tài chính thường được sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh và phân tích tỉ lệ. Phương pháp so sánh cho phép đánh giá và so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại, tương lai và so sánh giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng điều kiện kinh doanh, so sánh với mức trung bình của ngành. Phương pháp phân tích tỉ lệ cho phép đánh giá được mức độ hợp lý hay không hợp lý của từng bộ phận trong tổng thể. Ví dụ: tỉ lệ tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động như thế nào? Tỉ lệ vốn chủ sở hữu, nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ra sao?

Nhìn chung việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:

(1) Phải đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh như: cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

(2) Phải đánh giá được thực trạng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản; khả năng sinh lời và phân phốĩ thu nhập của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cần phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng, dự báo, tiên liệu về những thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến tình hình tài chính doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính và quản lý trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)