Những động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 116 - 118)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SÔ BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT

8.1.2. Những động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

sáp nhập doanh nghiệp

Có khá nhiều lý do để mua lại, hợp nhất hay/và sáp nhập một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể giải thích một cách đầy đủ về hiện tượng tại nhiều nước phát triển, trong một số thời kỳ, các hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập diễn ra rất rầm rộ, và trong một số thời kỳ khác lại rất trầm lắng. Sau đây là một số" nguyên nhân cơ bản thúc đẩy một số doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua lại, hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp.

* Động cơ hiệu quả kinh tế

Động cơ hiệu quả kinh tế được coi là động lực chủ yếu thúc đẩy các hoạt động tiếp quản các công ty khác. Động cơ này có thể thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động hợp nhất các doanh nghiệp trên cả ba phương diện: theo chiều ngang, theo chiều dọc, hay kết hợp liên ngành.

Hiệu quả kinh tế thu được từ các hoạt động hợp nhất chủ yếu xuất phát từ lợi thế của sản xuất quy mô lớn. Do sự mua lại, hợp nhất hay sáp nhập dẫn tới quy mô sản xuất của cơng ty phát triển, nhưng các chi phí cố định giảm xuống, hoặc không tăng cùng quy mô sản xuất, làm gia tăng hiệu quả sản xuất.

Cũng cần lưu ý rằng, hiệu quả kinh tế được đề cập ở đây là hiệu quả tiềm năng, còn trên thực tế chúng chưa trở thành hiện thực khi một công ty mới chỉ mua được cổ phần hay tài sản của công ty khác. Hiệu quả thực tế đạt đến đâu, hồn tồn tùy thuộc vào tình hình triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

* Động cơ hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là nguồn lợi nhuận do giao dịch mua lại, hợp nhất hay sáp nhập mang đến. Có 4 khía cạnh chủ yếu thường đem lại những khoản tiết kiệm cho các giao dịch này là: giảm thuế, giảm chi phí phát hành chứng khốn mói, tăng tiềm năng vay mượn và chi phí sử dụng nợ thấp.

Trước tình trạng một cơng ty bị thua lỗ có thể tạo cơ hội cho một cơng ty khác thơn tính nó. Trong phạm vi cho phép, cơng ty mua lại, hợp nhất, nhận sáp nhập cơng ty thua lỗ có thể được phép khấu trừ khoản lỗ của cơng ty bị thơn tính vào lợi nhuận những năm kế tiếp. Do vậy, công ty mua lại/ nhận sáp nhập được hưởng phần lợi nhuận do giảm thuế, trong khi đó, nếu cơng ty bị thơn tính vẫn tồn tại nó khơng thể khấu trừ lỗ do khơng có thu nhập nộp thuế. Tất nhiên đây khơng phải là lý do chính. (Lý do cơ bản để đi đến quyết định có mua lại, nhận sáp nhập một doanh nghiệp hay không là kết quả dự báo về hiệu quả kinh tế, tài chính đạt được khi công ty quyết định tái cấu trúc lại hoạt động của công ty bằng biện pháp mua lại hay sáp nhập).

Trong tình huống hai cơng ty sáp nhập lại, có thể cho phép chúng tiết kiệm chi phí phát hành các loại chứng khốn mới. Chi phí phát hành tính trên một đơn vị đồng vốn huy động được sẽ giảm đi do quy mô phát hành tăng và đã đem lại nguồn lợi rịng cho cơng ty.

Một lợi thế nữa đốì với cơng ty thực hiện việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập một cơng ty khác là nó có vị thế tín dụng cao hơn, bởi thu nhập của công ty sau hợp nhất, sáp nhập, hay mua lại thường lón hơn lợi nhuận của từng cơng ty riêng rẽ. Mặt khác, có nhiều cơ sở để tin rằng, những doanh nghiệp thực hiện việc mua lại, hợp nhất, hay sáp nhập với doanh nghiệp khác thường tạo ra sự an toàn cao hơn cho các trái chủ của nó, bởi họ có thêm sự bảo đảm từ những tài sản của doanh nghiệp mới được hợp nhất.

Cuối cùng, do khả năng vay mượn nhiều hơn nên tổng chi phí trả lãi vay tăng lên, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Khoản tiết kiệm thuế này sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty.

* Động cơ phát triển

Phát triển là một trong những mục tiêu tối quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự tăng trưởng nội sinh là một quá trình rất phức tạp bởi cơng ty phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo cơng nhân, tìm thêm thị trường cho sản phẩm mới... Do đó tốn rất nhiều thời gian và cơng sức. Bởi vậy

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)