Các loại dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 38 - 39)

QUYẾT ĐỊNH ĐẨU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

6.1. Các loại dự án đầu tư

Trong thực tế, có thể có nhiều dạng dự án đầu tư khác nhau nhưng có thể nhóm thành 5 dạng chính sau:

- Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới hoặc mở rộng các sản phẩm hiện hành.

- Các dự án đầu tư thay thế máy móc thiết bị hoặc nhà xưởng. - Các dự án đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. - Các dự án khảo sát, thăm dò.

- Các dự án khác (chẳng hạn như dự án phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến hệ thơng an tồn, kiểm sốt ơ nhiễm).

Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới thường nảy sinh từ bộ phận marketĩng. Trong khi đó, các dự án đầu tư nhằm thay thế máy móc thiết bị bằng các dạng mới tinh xảo hơn thường nảy sinh từ các bộ phận sản xuất của công ty. Tất cả các dự án này đều đòi hỏi phải có q trình xem xét cẩn thận để đảm bảo phù hợp với chiến lược của công ty, tránh được các chi phí phân tích khơng cần thiết (chẳng hạn, một cơng ty ăn uống có danh tiếng sẽ không muốn xem xét đến việc bán thuốc lá trong các cửa hàng của mình).

Hầu hết các cơng ty đều sàng lọc các dự án đầu tư của mình ở nhiều mức quản lý khác nhau. Đối với một dự án nảy sinh từ bộ phận sản xuất, việc phân cấp sàng lọc có thể là (1) từ trưởng bộ phận, (2) tối các nhà quản lý khu vực sản xuất, (3) tới phó giám đốc kinh doanh, (4) tới các nhà quản lý của bộ phận tài chính, (5) tới giám đốc và (6) tới hội đồng quản trị. Các dự án cần được phê chuẩn ở mức cao như thế nào thường tuỳ thuộc vào quy mô giá trị của nó. Mặt khác, quy trình kiểm sốt và sàng lọc các dự án ở các công ty khác nhau cũng thường khơng giơng nhau nên sẽ khó có thể đưa ra một quy trình chung cho tất cả các cơng ty. Mỗi cơng ty, tuỳ theo tình hình cụ thể của mình để có thể đưa ra quy trình thích ứng cho mình. Tuy vậy, các cơng ty, khi xem xét việc ra các quyết định đầu tư dài hạn đều phải tuân thủ một số những vấn đề mang tính nguyên tắc sẽ được đề cập trong những phần tiếp theo của chương này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)