Tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 124 - 126)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SÔ BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT

8.2.2. Tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp

Để thực hiện được kế hoạch trả nợ theo thòi gian gia hạn nợ doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất - kinh doanh - tài chính và tìm kiếm nguồn tài trợ thích hợp. Bởi vì, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng suy thối cũng có nghĩa là phương án, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận hoặc chấp nhận với mức độ thấp. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét lại phương án, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư. Từ đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những tồn tại để có

những bưởc đi và giải pháp phù hợp. Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản mà lựa chọn những biện pháp cụ thể. Sau đây là một số giải pháp tài chính cơ bản vừa mang tính chất tình thế, vừa mang tính chiến lược đơì với sự suy thối doanh nghiệp, là chìa khố giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi sự suy thoái, ngăn ngừa nguy cơ phá sản.

- Doanh nghiệp cần phải có phương án linh hoạt trong việc xử lý toàn bộ số tài sản bị ứ đọng, không được sử dụng như: nhượng bán, thanh lý để thu hồi vốn đầu tư, tìm đốì tác góp liên doanh, liên kết, cho thuê... Đồng thời, cần tăng cường công tác đầu tư nâng cấp hoặc đổi mới tài sản cố định trong khả năng tài chính cho phép. Tận dụng triệt để cơng suất phục vụ của máy móc thiết bị, nhất là những tài sản cố định thuộc lĩnh vực có tốc độ đổi mới nhanh về tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Nhanh chóng giải quyết tình trạng vật tư hàng hố ứ đọng chậm luân chuyển. Đặc trưng của thời kỳ suy thoái là vật tư hàng hố khơng tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ với tốc độ chậm. Từ đó dẫn tới hệ quả vốn đã thiếu lại càng thiếu, khó khăn lại càng khó khăn. Đứng trước thực trạng đó doanh nghiệp cần phải có sự năng động trong việc tìm kiếm các biện pháp giải quyết vật tư hàng hoá tồn kho, chậm luân chuyển như: hạ giá chấp nhận lỗ để thu hồi vốn, áp dụng cơ chế giá linh hoạt trong quá trình tiêu thụ, bán chịu hoặc thanh tốn chậm, tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ, cải tổ hệ thống phân phối hiện hữu của doanh nghiệp...

- Giải pháp đơì vổi các khoản phải thu: Phải có các giải pháp linh hoạt để nhanh chóng thu hồi tiền vốn, tài sản trong thanh toán trên nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết trên cơ sở các giải pháp: thương lượng để địi nợ, thơng qua các bạn hàng của con nợ dể giữ hàng, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong toả tài sản, tiền vốn của con nợ...

- Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trỢ: để nhanh chóng củng cố tình hình tài chính, tăng khả năng thanh tốn, thực hiện các hoạt động đầu tư, tổ chức lại kinh doanh, doanh nghiệp phải năng động tháo gỡ khó khăn, tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ hữu ích cho

doanh nghiệp như: Nguồn vốn từ CBCNV, người lao động trong doanh nghiệp dưới các hình thức: góp vốn chia lãi, cho doanh nghiệp vay; nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, từ các ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ các nhà đầu tư nưốc ngồi thơng qua các phương án đầu tư mang tính khả thi cao...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 124 - 126)