Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định = Thu nhập trước khoản

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 86 - 89)

X Pị-Pq l2-li = P1-P

13. Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định = Thu nhập trước khoản

toán cố định = Thu nhập trước khoản thanh toán cố định và thuế / các khoản thanh toán cố định

Các tỷ số về hệ số thu nhập trên lãi vay và hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định cho thấy nợ của công ty Việt An đang được quản lý tốt so với việc quản lý nợ của các công ty khác trong ngành. Hệ số thu nhập trên lãi vay cho thấy số lần thu nhập trước tiền lãi và thuế có thể bù đắp các nghĩa vụ về .tiền lãi (11 lần). Hệ số này càng cao, khả năng thanh toán tiền lãi của công ty càng mạnh.

Hệ số thu nhập trên khoản thanh tốn cố định đo lường khả năng của cơng ty trong việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ cố định hơn là chỉ thanh toán lãi vay,với giả thiết rằng sự thất bại trong việc đáp ứng bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào cũng sẽ đe doạ vị trí của cơng ty. Trong trường hợp của cơng ty Việt An, khoản thanh toán cố định gồm nghĩa vụ khoản thuê mua là 50.000.000đ và thêm 50.000.000d chi phí lãi vay. Chúng ta cũng cần phải biết thu nhập trước tất cả các khoản thanh toán cố định của cơng ty. Trong ví dụ trên chỉ tiêu này bằng thu nhập trước lãi vay và thuế (lợi nhuận hoạt động) cộng thêm 50.000.000đ khoản thanh toán tiền thuê mua.

Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định của cơng ty bằng 6 lần, cao hơn mức trung bình của ngành (5,5 lần). Các kết luận rút ra khi so sánh cơng ty Việt An với mức trung bình của ngành nhìn chung là có ý nghĩa, mặc dù có những ngoại lệ. Chẳng hạn, một hệ số lưu chuyển hàng tồn kho cao được coi là “tốt” trừ khi nó đạt được bằng cách duy trì một mức tồn kho thấp dưới mức bình thường do đó có thể gây hại cho doanh số và lợi nhuận trong tương lai.

Tóm lại, cơng ty Việt An đã có kết quả tốt hơn, hệ số sử dụng tài sản cao, quản lý tốt hàng tồn kho, khoản phải thu và sử dụng nợ một cách khơn ngoan.

7.2.3. Phân tích xu hưống

Do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh, doanh thu và khả năng sinh lợi có thể mở rộng hoặc thu hẹp và phân tích tỷ số cho bất kỳ một năm nào cồ thể không thể hiện một bức tranh chính xác về cơng ty. Do vậy, chúng ta cần xét tới phân tích xu hưống kết quả hoạt động trong một số năm. Tuy nhiên, nếu khơng có các so sánh với ngành, ngay cả các phân tích xu hướng có thể cũng khơng cho thấy bức tranh tổng thể về cơng ty. Chẳng hạn như trong hình 7.2 cho thấy lợi nhuận biên của công ty Việt An tăng lên trong khi hệ

số sử dụng tài sản giảm xuống. Điều này cho thấy có vẻ như tốt

đối với lợi nhuận biên nhưng xấu với sử dụng tài sản. Tuy nhiên, khi so sánh với xu hướng của ngành chúng ta thấy lợi nhuận biên của cơng ty lại thấp hơn mức trung bình của ngành. Đốĩ vối hệ số sử dụng tài sản, công ty lại tiến bộ hơn trong quan hệ với ngành, mặc dù nó có xu hướng đi xuống. Tình hình tương tự cũng có thể nảy sinh với các tỷ số khác.

Bằng cách so sánh các công ty trong cùng ngành, các nhà phân tích có thể phân tích được xu hướng theo thời gian. Chẳng hạn, bằng cách nhìn vào các sơz liệu của ngành cơrig nghiệp máy tính trên bảng 7.1 có thể thấy lợi nhuận biên và thu nhập trên vốn CSH có xu hướng suy giảm. IBM có xu hướng giảm lợi nhuận trước, từ đầu năm 91 và thực sự bị lỗ năm 93. Năm 94 Lou Gerstner nhận trách nhiệm chủ tịch và giám đốc điều hành tại IBM và bắt đầu cải thiện tình hình. Năm 97, IBM trở lại mức sinh lợi cũ và luôn đạt thu nhập cho các cổ đông ở mức cao. Giá cổ phiếu của IBM đã tăng từ 40$ lên 200$/lcp vào năm 97 trưốc khi tách cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 86 - 89)