Quan niệm về ranh giớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 43 - 44)

- Các địa tổng thể (cảnh quan) được tách biệt nhau bởi những ranh giới tự nhiên, do đó việc vạch ranh giới được tiến hành đồng thời với việc xác định các địa tổng thể trên cơ sở quán triệt đầy đủ các luận điểm cơ bản. Theo Vũ Tự Lập:

+ Ranh giới không phải là một đường mà là một dải rộng hẹp nào đó.

+ Đã có các cấp phân vị đối với địa tổng thể thì cũng có các cấp phân vị đối với khu vực ranh giới và tính chất ranh giới thay đổi tùy theo cấp phân vị.

+ Khơng thể có những đường ranh giới tuyệt đối rõ rệt, vì thế đường ranh giới vạch ra ít nhiều mang tính chất quy ước.

+ Ranh giới cũng là một phạm trù lịch sử, có thể biến đổi theo thời gian và do ảnh hưởng của nhiều tác nhân, trong đó có ảnh hưởng hoạt động kinh tế của xã hội loài người.

- Khu vực ranh giới là nơi gặp gỡ các địa tổng thể kề bên nhau nên thành phần và tính chất của các địa tổng thể có sự xâm nhập lẫn nhau. Vì thế, khu vực ranh giới bắt đầu ở chỗ mà sự ưu thế của những đặc điểm của một địa tổng thể nào đó lại bị mất đi và đã xuất hiện những đặc điểm của một địa tổng thể khác. Khu vực ranh giới kết thúc ở nơi mà sự pha trộn hầu như chấm dứt để nhường chỗ cho ưu thế khác. Trong tự nhiên, có những nơi gặp gỡ của hai địa tổng thể nhưng cũng có nơi gặp gỡ đến 3 - 4 địa tổng thể, tất nhiên nơi gặp gỡ nhiều địa tổng thể sẽ phức tạp hơn nhiều.

- Dải ranh giới có diện tích thay đổi và thường có diện tích nhỏ hơn các địa tổng thể mà chúng phân cách.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)