TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 54 - 56)

- Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các thể tổng hợp địa lý tự nhiên, nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ cảnh quan. Trong hệ thống phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên, đơn vị cơ sở là cảnh quan địa lý.

- Nội dung nghiên cứu chính của cảnh quan học là học thuyết về cảnh quan; đề cập đến cấu trúc, động lực, hình thái cảnh quan, phân loại cảnh quan và vấn đề sử dụng hợp lý cảnh quan.

- Nghiên cứu cảnh quan học có ý nghĩa thực tiễn lớn, có quan hệ trực tiếp đến vấn đề sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phục hồi những nguồn lợi thiên nhiên ở các đới, khu vực và vùng khác nhau; biến môn địa lý tự nhiên khu vực từ hướng địa lý mô tả, thuyết minh thành một mơn lý luận chỉ có thể dựa trên cơ sở học thuyết cảnh quan.

- Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp.

- Cảnh quan gồm nhiều thành phần vật chất có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau: Nền địa chất, kiểu địa hình, khí hậu, các dạng tồn tại của nước, tập hợp các quần xã sinh vật, thổ nhưỡng…

- Cấu trúc của cảnh quan bao gồm cấu trúc không gian và cấu trúc chức năng.

- Nhiệm vụ của cảnh quan học là nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên cảnh quan; vì vậy cần nắm vững các luận điểm cơ bản. Đây là cơ sở triết học vận dụng trong nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xem tự nhiên là một thể hoàn chỉnh.

- Các địa tổng thể (cảnh quan) được tách biệt nhau bởi những ranh giới tự nhiên, do đó việc vạch ranh giới được tiến hành đồng thời với việc xác định các địa tổng thể trên cơ sở quán triệt đầy đủ các luận điểm cơ bản.

- Trong sự phát triển của cảnh quan, ở mỗi cảnh quan hiện đại bao giờ cũng có những nét thuộc về quá khứ, những nét hiện đại và những nét tiến bộ.

- Xã hội loài người đã làm thay đổi khá mạnh mẽ các cảnh quan tự nhiên của bề mặt Trái đất. Con người tác động lên cảnh quan tự nhiên trực tiếp, hoặc gián tiếp đã làm thay đổi, làm mất đi một số đặc tính ban đầu của các địa tổng thể hình thành nên các cảnh quan nhân sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)