Phân biệt hệ sinh thái và địa tổng thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 93 - 94)

CẢNH QUAN SINH THÁ

3.1.2. Phân biệt hệ sinh thái và địa tổng thể

Thập niên 1960, nổi lên quan điểm “Môi trường sống dựa trên các nguyên tắc sinh thái và cảnh quan địa lý”.

Theo A.G Isatsenko (1991), “Việc sinh thái hóa cảnh quan là sử

dụng phương pháp nghiên cứu hệ sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan, xem cảnh quan là một hệ sinh thái” (hệ sinh thái là một hệ

thống, một đơn vị chức năng chính trong sinh quyển, bao gồm quần xã sinh vật và mơi trường sống). Từ đó, xuất hiện thuật ngữ: Hệ địa - sinh thái (Geo-Biosystem).

Theo Vũ Tự Lập (1999), tự nhiên là một thể thống nhất với 2 cấu trúc: Thẳng đứng và ngang (các bộ phận nhỏ hơn: Miền núi, đồng bằng…), vì thế dùng thuật ngữ tự nhiên là hợp lý nhất. Nhưng tự nhiên là một hệ thống phức tạp, bao gồm cả vô cơ và hữu cơ nên cần có chuyên ngành nghiên cứu sâu.

Xuất phát từ ngành nào thì thuật ngữ mang dấu ấn của ngành ấy. Ngành Địa lý không nghiên cứu tồn thể và sâu trong lịng Trái đất mà chỉ nghiên cứu lớp vỏ cảnh quan (đối tượng nghiên cứu). Lớp vỏ cảnh quan địa lý có sự phân dị thành các thể tổng hợp địa lý (Geocomplex) còn được gọi là hệ địa lý (Geosystem). Sự đóng góp của Địa lý là hiểu biết các thành phần vô cơ, các chu trình sinh - địa - hóa, sự tuần hoàn nước,… trong lớp vỏ cảnh quan.

Ngành Sinh vật, song song với phân loại sinh vật, còn nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường (Sinh thái học). Trên Trái đất, hệ sinh thái cấp cao nhất là Sinh quyển (Biosphere). Sinh quyển phân hóa thành các hệ sinh thái (Ecosystem). Trong các hệ sinh thái có các chu trình vật chất, năng lượng, chuỗi thức ăn… Sinh thái học đi sâu nghiên cứu thành phần hữu cơ là những đóng góp cho ngành sản xuất nơng - lâm nghiệp…

Do tự nhiên là sự thống nhất phức tạp giữa môi trường vô cơ và hữu cơ mà không riêng một ngành nào nghiên cứu kỹ. Để ghi nhận đóng góp liên ngành, Hội nghị Địa lý quốc tế gọi lớp vỏ cảnh quan là Địa-Sinh quyển (Geo-Biosphere). Địa-Sinh quyển phân hóa thành các đơn vị hệ Địa-Sinh thái (Geo-Biosystem), còn gọi là đơn vị cảnh quan sinh thái (Landscape Ecology).

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)