Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan theo hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 85 - 91)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.4.2.3. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan theo hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông

hợp lý lãnh thổ lưu vực sông

Năm 1959, Chính phủ thành lập Ủy ban Trị thủy và khai thác sông Hồng; năm 1978 nước ta tham gia Ủy ban lâm thời sông Mê Kông, năm 1995 tham gia Hội Mê Kông Quốc tế. Năm 1992, Việt

Nam tham gia Hội nghị quốc tế về nước và môi trường tại Dublin; năm 1993, Nhà nước triển khai việc biên soạn và phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phần châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng.

Trong chương trình hợp tác Jica (Nhật), việc triển khai dự án “Nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại nước CHXHCN Việt Nam” đã hoạch định quy hoạch tổng thể vầ quản lý và phát triển tài nguyên nước đến năm 2020 cho 14 lưu vực sơng chính, cũng như lập kế hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông Hương và sông Kôn.

Theo hướng phân tích lưu vực, vấn đề sử dụng hợp lý lãnh thổ được thể hiện phổ biến trong các cơng trình đánh giá tổng hợp tự nhiên. Đơn vị lãnh thổ được sử dụng trong đánh giá tổng hợp tự nhiên là lưu vực các cấp. Tùy theo phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà địa lý - địa mạo xuất phát từ góc độ đánh giá xói mịn; Các nhà địa lý thủy văn thường đánh giá phân vùng theo yếu tố dòng chảy để xác định các yếu tố gây xói mịn và khả năng dự báo xói mịn trên đất dốc.

Trong dự án phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông (lưu vực Sêsan Sêrêpôc) được tiến hành năm 1992, thang phân loại sử dụng đất đai chỉ ra các mức: Từ canh tác nông nghiệp đến nông - lâm kết hợp, lâm - nơng kết hợp, lâm nghiệp sản xuất, lâm nghiệp phịng hộ nghiêm ngặt.

Việc phân cấp lãnh thổ phục vụ quy hoạch sản xuất được tiến hành trong một số đề tài ứng dụng của Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Ví dụ, trong việc khuyến cáo sử dụng đất lâm nghiệp Bắc Thái, tác giả Lại Huy Phương đã sử dụng các chỉ tiêu tự nhiên: Nhóm đất, độ dốc, độ dày tầng đất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu, thực vật để phân cấp lãnh thổ. Các loại hình sử dụng đất đai lãnh thổ được phân chia thành: 1. Nông nghiệp thuần tuý, 2. Nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp, 3. Rừng sản xuất kết hợp nông nghiệp, 4. Đất rừng sản xuất, 5. Rừng sản xuất kết hợp phòng hộ, 6. Phòng hộ kết hợp với sản xuất, 7. Phòng hộ đầu nguồn, 8. Rừng đặc dụng, 9. Các loại hình sử dụng khác.

Trong tài liệu Quản lý và bảo vệ rừng, việc phân chia đất đai vùng đầu nguồn nhằm quản lý lưu vực nước đã phân ra các vùng có khả năng nơng - lâm nghiệp: Rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, rừng trồng vùng cao, rừng kinh doanh, nông - lâm kết hợp, nông nghiệp vùng cao, nông nghiệp vùng thấp.

Cách tiến hành phân cấp lãnh thổ của các cơng trình theo hướng này góp phần xây dựng phương pháp luận và khẳng định quan điểm trong đánh giá các điều kiện tự nhiên (đánh giá cảnh quan) nhằm xác định sự phân hóa khơng gian của các loại hình sử dụng đất đai cần gắn với hệ thống lưu vực cũng như để phân tích cơ cấu các loại hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp trong từng lưu vực.

Các cơng trình “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên phục vụ phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn” Lê Anh Hùng (2016), “Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sơng Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa)” Vũ Văn Duẩn (2020) là những đại

diện cho nghiên cứu cảnh quan theo hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông phục vụ mục tiêu phát triển các loại hình sử dụng nơng - lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, việc nghiên cứu cảnh quan theo hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm; thể hiện trong các cơng trình của tác giả Nguyễn Văn Cư, Ngơ Đình Tuấn, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Trọng Sinh, Vũ Văn Tuấn,... và các cơ quan Cục Thủy lợi, Viện Địa lý, Hội Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi, Đại học Quốc gia Hà Nội...

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

- Từ khi ra đời đến nay, Địa lý học bao giờ cũng được ứng dụng vào thực tiễn. Sự phát triển của địa lý ứng dụng đã nâng cao vai trò của Địa lý học trong hệ thống các khoa học.

- Học thuyết cảnh quan là học thuyết về các hệ địa lý nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện các cơng trình địa lý ứng dụng ngày nay.

- Cảnh quan cơ bản xác định đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc và hoạt động của các cảnh quan. Cảnh quan ứng dụng tiến hành đánh giá cảnh quan theo mục đích sử dụng hợp lý, thực hiện chức năng ứng dụng của học thuyết cảnh quan trong thực tiễn.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng là giải quyết mối

quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội trong một hệ thống chung: Hệ địa kinh tế - kỹ thuật; là sự điều khiển mối quan hệ đó sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn bảo vệ được hệ sinh thái và môi trường nhằm đạt được sự tối ưu hóa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

- Nội dung nghiên cứu cơ bản của cảnh quan ứng dụng là đánh giá - quy hoạch tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ cho việc phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức lãnh thổ của một huyện, tỉnh, vùng lãnh thổ và chung cho cả đất nước. Xuất phát từ những nhiệm vụ trên, có thể thấy trong cảnh quan ứng dụng có hai nội dung nghiên cứu chính: Đánh giá cảnh quan (đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên) và quy hoạch tổ chức lãnh thổ.

- Nền móng của cảnh quan học được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trong các cơng trình nghiên cứu, phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái đất của các nhà địa lý Nga. Quan điểm nghiên cứu, đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho việc quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan, thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa con người và vấn đề sử dụng lãnh thổ, bảo vệ môi trường.

- Việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan ứng dụng ở nước ta phát triển mạnh từ thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX. Trong các cơng trình nghiên cứu này, trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các bước đánh giá riêng từng hợp phần đến đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên dựa trên đặc điểm của các đơn vị cảnh quan phục vụ mục tiêu quy hoạch tổ chức lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Phân tích q trình phát triển nhận thức về chức năng của cảnh quan học ứng dụng.

2. Chứng minh rằng trong địa lý học ngày nay, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ngày càng gắn chặt với nhau và trở thành hai khâu liên tục của một quá trình nghiên cứu.

3. Hiểu như thế nào về địa lý kiến thiết? Phân tích chức năng tích cực của địa lý học ứng dụng.

4. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh quan cơ bản và cảnh quan ứng dụng.

5. So sánh các quan điểm của các trường phái khác nhau về cảnh quan học ứng dụng.

6. Tại sao nói nhiệm vụ chủ yếu của cảnh quan ứng dụng là đánh giá môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quy hoạch lãnh thổ theo một mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định? Cho ví dụ minh họa.

7. Phân tích các nhiệm vụ cơ bản trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng.

8. Tại sao nói đánh giá cảnh quan là giai đoạn đầu làm cơ sở cho việc quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý lãnh thổ? Cho ví dụ chứng minh.

9. Phân tích bản chất của hoạt động đánh giá cảnh quan. 10. Phân tích các nội dung của hoạt động đánh giá cảnh quan. 11. Tại sao nói kết quả nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với các vấn đề thực tiễn? Cho các ví dụ minh họa.

12. Phân tích mối quan hệ giữa đánh giá cảnh quan và quy hoạch tổ chức lãnh thổ.

13. Tại sao hướng phân tích lưu vực kết hợp đánh giá cảnh quan sinh thái là hướng nghiên cứu mới trong cảnh quan ứng dụng? Cho các ví dụ minh họa.

14. Phân tích các hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)