Các cơng trình nghiên cứu theo hướng đánh giá đất đa

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 78 - 80)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.4.1.2. Các cơng trình nghiên cứu theo hướng đánh giá đất đa

Đất đai (Land) là tổng thể lãnh thổ tự nhiên bao gồm tất cả các thành phần của môi trường tự nhiên tham gia vào sự tạo thành đất và có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tổng thể đó. Vì vậy, việc đánh giá đất đai (Land Evaluation) là xem xét so sánh khả năng sử dụng tổng thể đất đai với yêu cầu của loại hình sử dụng đất.

Hệ thống phân loại đánh giá đất đai do FAO đề xuất được ứng dụng trong đánh giá sử dụng đất cho nông, lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.

Khái niệm đánh giá đất và đất đai được dùng phổ biến trong các cơng trình về quy hoạch sử dụng đất đai. Trong nhiều cơng trình theo hướng này, việc nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai được tiến hành dựa trên điều kiện tự nhiên, lấy những tính chất tự nhiên của đất đai làm chỉ tiêu đánh giá, phân hạng sử dụng.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người bắt đầu thấy cần có những hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng của đất đai (Land) cho các mục tiêu sử dụng đã được xác định. Vì vậy, việc đánh giá sử dụng đất đai được xem là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất (Soil). Từ mục đích đó, cơng tác đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ

tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phương pháp và hệ thống đánh giá đất đai ngày càng hoàn thiện. Phổ biến là các hệ thống:

- Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Irrigation Land Suitability Classification) của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951. Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non arable). Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi.

Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai (Land Capability) cũng được mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ. Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với các mục tiêu canh tác được đề nghị.

- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện từ những năm 1960, qua 3 bước:

+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: So sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên.

+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: Yếu tố đất được xem xét kết hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất...

+ Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại

của tự nhiên.

Phương pháp này thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét đầy đủ khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.

+ Đề cương đánh giá đất đai của FAO:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương

trình nghiên cứu có tính tồn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phương pháp đánh giá đất đai đã ra đời vào năm 1972. Dự thảo đã được nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó được Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn năm 1973. Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land Evaluation) được cơng bố vào năm 1976, sau đó được bổ sung, hồn chỉnh năm 1983. Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.

Tiếp theo đề cương tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO xuất bản như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984); đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984), (1994); đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985); Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1989); đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990); đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990).

Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)