Sự phát triển chức năng ứng dụng của Địa lý học

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 58 - 62)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.1.1. Sự phát triển chức năng ứng dụng của Địa lý học

Từ khi ra đời đến nay, Địa lý học bao giờ cũng được ứng dụng vào thực tiễn.

Là một trong số ít các khoa học được phát triển từ rất sớm của xã hội loài người, Địa lý học đã mang lại nhiều phát kiến địa lý phục vụ cho sự phát triển của nhân loại trên thế giới. Trải qua quá trình phát triển từ địa lý cổ đại đến địa lý hiện đại; về lý thuyết, Địa lý học là hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng. Hiện nay, có sự phát triển đan xen và thâm nhập lẫn nhau của hai ngành nghiên cứu này, được thể hiện trong tính liên ngành và tính ứng dụng của Khoa học địa lý. Mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu địa lý ngày nay là xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế có hiệu quả, cải tạo và làm tốt mơi trường.

Địa lý học ngày nay khơng cịn dừng lại ở mức độ mơ tả, giải thích các đặc điểm địa lý của các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội, mà trở thành một khoa học lý thuyết và thực nghiệm có khả năng đánh giá và dự báo sự phát triển của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong địa lý học ngày nay, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ngày càng gắn chặt với nhau và trở thành hai khâu liên tục của một quá trình nghiên cứu. Sản phẩm của nó là các phương án sử dụng tối ưu lãnh thổ, xây dựng phát triển xã hội, và nó là một nền khoa học vừa cơ bản vừa ứng dụng lớn.

Sự phát triển của địa lý ứng dụng đã nâng cao vai trò của Địa lý học trong hệ thống các khoa học.

Trong quá khứ, chức năng ứng dụng của Địa lý học chủ yếu là tra cứu thông tin. Địa lý học đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi lớn xuất phát từ chính bản thân nhu cầu của cuộc sống xã hội như: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao ở đó? Phát triển ra sao?... Địa lý học với tư cách là một khoa học đã giúp cho con người hiểu biết các quá trình, hiện tượng và các mối liên hệ qua lại giữa chúng, đồng thời cung cấp và rèn luyện kỹ năng nhìn thấy trước chúng.

Trong thời đại ngày nay, ý nghĩa ứng dụng của Địa lý học được quy định trước hết bởi vai trị của nó trong việc giải quyết các vấn đề về sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, các vấn đề về tổ chức xã hội lãnh thổ và quy hoạch vùng. Vai trị khoa học địa lý khơng chỉ dừng lại ở phương diện lý luận mà quan trọng hơn là ở khía cạnh xây dựng (kiến thiết).

Trong một thời gian dài, Địa lý học ở Xô Viết (cũ) và cùng đồng thời là ngành Địa lý Việt Nam đã đặt trung tâm các vấn đề ứng dụng vào việc: Cải tạo các điều kiện của nhân sinh, cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh; xây dựng luận chứng về sự phát triển theo khu vực và sự phân bố hợp lý các lực lượng sản xuất; đơ thị hóa và quy hoạch các thành phố. Địa lý học phương Tây với nhiều trường phái khác nhau đã giải quyết tích cực được nhiều vấn đề về nhân văn, môi

trường và phát triển, dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí… Địa lý học ngày càng chứng tỏ khả năng to lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề về mối tương tác giữa con người và môi trường.

Địa lý học Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc tổ chức hợp lý xã hội lãnh thổ; trong việc điều tra khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất nước ở khắp các vùng lãnh thổ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, bên cạnh việc ngành Địa lý du lịch ở Việt Nam ra đời, Địa lý học đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết trong lĩnh vực dân số và mơi trường.

Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học địa lý ở phạm vi rộng hay đi sâu vào ngành hẹp, vào lãnh thổ có quy mơ lớn (như miền, vùng) hay từng địa phương cụ thể theo các hướng nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, đánh giá tác động môi trường,… đều chứng tỏ rằng cần phải nghiên cứu tự nhiên như một hệ thống hoàn chỉnh.

Hiện nay, Khoa học địa lý đã có hàng hoạt cơng trình nghiên cứu đi sâu vào từng lĩnh vực chun mơn hóa (ví dụ địa mạo học ứng dụng, khí hậu học xây dựng). Ngoài ra, ở phần tiếp giáp của Địa lý học với các ngành kỹ thuật đã xuất hiện những bộ môn ứng dụng độc lập như: Địa lý công trình, Địa lý cải tạo đất, Địa lý du lịch, Địa lý dịch vụ, Địa lý đô thị. Do bản chất tổng hợp của mình, Địa lý học ngày càng thu hút các khoa học khác vào trong một số nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết địi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành. Nhờ vào vai trị tích cực trong việc liên kết, tổng hợp các hướng nghiên cứu chuyên môn sâu, Khoa học địa lý đã góp phần tích cực trong việc xác lập các cơ sở khoa học phục vụ cho việc định ra các kế hoạch và tiến độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nhìn chung, hầu hết các cơng trình nghiên cứu địa lý đều có hai mục đích cơ bản:

- Cung cấp thông tin cần thiết (bản đồ, sơ đồ phân vùng, số liệu thống kê, tài liệu mô tả) phục vụ cho các nhu cầu kinh tế khác nhau.

- Tham gia vào công tác đề ra các nhiệm vụ kinh tế và thực tiễn khác; vào công tác lập kế hoạch và quy hoạch, tổ chức xã hội lãnh thổ. Mục đích đầu được coi là hình thức liên hệ đơn giản nhất, gần như là thụ động của các nhà địa lý với thực tiễn. Nếu chỉ dừng lại ở mục đích này thì ý nghĩa thực tiễn của Khoa học địa lý bị thu hẹp và các tiềm năng khoa học của nó bị lãng phí.

Mục đích cao hơn, tích cực hơn là Địa lý học có vai trị then chốt trong việc lập luận các nguyên tắc khoa học về tối ưu hóa mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường địa lý. Đạt được điều này, có nghĩa là các cơng trình địa lý phải mang tính đi trước (bước đầu khởi thảo các kế hoạch và dự án), đương nhiên tồn bộ cơng việc đó khơng thể khơng dựa trên việc nghiên cứu toàn diện (cơ bản) và phân tích các hệ địa lý.

Nội dung của các cơng trình nghiên cứu ứng dụng thuộc loại tích cực được quy định bởi chất lượng cao trong việc đánh giá các tổng thể tự nhiên, dự đoán những biến đổi sau này của nó phụ thuộc vào sự tác động đã được trù tính và các cơng trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội có tính liên ngành, tổng hợp cao.

Qua phân tích trên cho thấy sự phát triển chức năng ứng dụng của địa lý:

- Ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu của Địa lý học, chức năng ứng dụng của địa lý đã được thể hiện rõ. Hệ thống các bản đồ, tài liệu về các vùng đất, con người; các thông tin về các địa phương, đất nước và các vùng mới lạ là những ứng dụng đơn giản đầu tiên của địa lý.

- Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý ngày càng được mở rộng. Có thể hiểu một cách tổng quát về chức năng ứng dụng của địa lý là: Các nghiên cứu cơ bản, lý thuyết của địa lý đang trở thành cơ sở, nền tảng phục vụ cho khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội một cách

tốt nhất theo hướng không những sử dụng được lâu dài và bền vững tự nhiên mà còn mang lại những lợi ích cao nhất cho con người.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)