Xã hội loài người đã làm thay đổi khá mạnh mẽ các cảnh quan tự nhiên của bề mặt Trái đất. Con người tác động lên cảnh quan tự nhiên hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đã làm thay đổi, làm mất đi một số đặc tính ban đầu của các địa tổng thể. Tuy nhiên, cảnh quan về cơ bản vẫn tuân theo các quy luật địa lý tự nhiên chi phối. Theo A.G. Ixatsenko, con người khơng thể xóa bỏ được các quy luật tự nhiên mà chỉ biết sử dụng hợp lý quy luật ấy theo mục đích của mình, làm thay đổi ít nhiều (vơ ý thức hay có ý thức) hướng và tốc độ của các quá trình tự nhiên.
- Tác động của sản xuất xã hội đến cảnh quan tự nhiên mang tính tích cực. Nhờ vào việc sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên và lực lượng tự nhiên phục vụ cho lợi ích con người mà trên bề mặt Trái đất đã xuất hiện nhiều cảnh quan văn hóa có tính thẩm mỹ cao. Ngày càng có nhiều thành phố, làng mạc, đồng ruộng, nhà máy, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, đường giao thông xuất hiện… Dưới tác động của con người, thiên nhiên ngày càng được biến đổi theo hướng phù hợp hơn với sự sống của con người; kể cả với các nhu cầu vui chơi, giải trí và lao động. Đó là những mặt tích cực cần phải được đánh giá đúng mức trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.
- Con người đã làm biến đổi cảnh quan tự nhiên theo hướng tiêu cực. Sự biến đổi tự nhiên bởi con người là một tất yếu, bởi vì trong khi khai thác, sử dụng các tài nguyên tự nhiên, con người đã tham gia vào sự trao đổi vật chất và năng lượng với mơi trường và chính điều đó con người đã làm cho cảnh quan tự nhiên biến đổi. A.G. Isatsenko chỉ ra rằng ngay từ khi thu lượm, săn bắn, người nguyên thủy đã làm biến đổi cảnh quan tự nhiên ở một chừng mực nhất định. Đến khi con người tìm ra lửa, canh tác nơng nghiệp, chăn nuôi, phát hiện ra quặng,
tiến hành luyện kim, xây dựng các hệ thống thủy lợi, phát triển công nghiệp cơ khí, cơng nghiệp ngun tử thì áp lực của con người lên tự nhiên ngày càng nặng nề theo từng giai đoạn của sự phát triển sản xuất xã hội. Tác động của con người làm biến đổi cảnh quan tự nhiên theo hướng tiêu cực ở các phương diện: Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm mơi trường; biến đổi hình thái, cấu trúc, chức năng,… của cảnh quan tự nhiên.
Khi con người tác động lên cảnh quan tự nhiên làm biến đổi cảnh quan, tạo ra những cảnh quan mất đi vẻ ban đầu gọi là cảnh quan văn