NHẬN THỨC VỀ SINH THÁI HÓA CẢNH QUAN

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 94 - 97)

CẢNH QUAN SINH THÁ

3.2. NHẬN THỨC VỀ SINH THÁI HÓA CẢNH QUAN

Sinh thái hóa cảnh quan là hướng sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ sinh thái trong nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, tìm hiểu và xây dựng các nguyên tắc về các kiểu đa dạng sinh học, ảnh hưởng của cấu trúc cảnh quan đến các quá trình sinh thái, diễn biến các quá trình sinh thái và diễn thế sinh thái của cảnh quan - khoa học tổng hợp liên ngành phục vụ quy hoạch.

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai quan điểm về thuật ngữ tên gọi môn cảnh quan học.

a. Quan điểm thứ nhất “Cảnh quan sinh thái”

- Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn Bá Linh đã sử dụng thuật ngữ “Cảnh quan sinh thái” trong Hội thảo Khoa Học ở Viện các Khoa học Trái Đất.

- Năm 1991, Nguyễn Thế Thôn khẳng định thêm sự hiện diện của thuật ngữ trên và đưa ra khái niệm: “Cảnh quan sinh thái là tổng

thể hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó”.

Các cảnh quan sinh thái được phân biệt theo các cấu trúc cảnh quan và theo các chức năng sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau. Theo Nguyễn Thế Thôn, cảnh quan sinh thái mang trong mình hai khía cạnh của nội dung cơ bản lãnh thổ cảnh quan và hệ sinh thái cảnh quan. Hai khía cạnh này độc lập nhưng liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng lãnh thổ thống nhất.

b. Quan điểm thứ hai “Sinh thái cảnh quan”

Nhiều nhà cảnh quan khác cho rằng nên thống nhất gọi “Sinh thái cảnh quan”. Ngay từ năm 1939, nhà khoa học Mỹ K. Troll đã đưa ra quan niệm nghiên cứu “Sinh thái cảnh quan” như một môn khoa học, trong đó nêu lên hai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:

1. Nghiên cứu cảnh quan bằng cách phân tích mối quan hệ sinh thái qua lại giữa các quần thể thực vật với môi trường.

2. Nghiên cứu quan hệ giữa các tổng thể địa lý (Geocomplex) với nhau, kể cả ảnh hưởng hoạt động của con người. Sau này, việc nghiên cứu cảnh quan được bổ sung bằng các phương pháp nghiên cứu cân bằng vật chất và năng lượng bên trong với bên ngoài của các thành phần và hợp phần tự nhiên.

Sự tồn tại của nhận thức này ở một số nước với nghĩa sinh thái là danh từ, cảnh quan là tính từ, cho phép chúng ta luận cứ rằng sự hội tụ của hai khoa học sinh thái của cảnh quan là cần thiết và có khả năng, nó chỉ làm tăng thêm sự biểu biết sâu sắc của con người về tự nhiên. Ví dụ, ở Đức và Liên Xô cũ đều hiểu Ecology of landscape. Đó là nghiên cứu cảnh quan ở mức cơ chế và tổ chức các đơn vị hệ sinh thái.

Sự cần thiết phải sinh thái hóa cảnh quan hoặc cảnh quan hóa sinh thái là xuất phát từ những hạn chế của cả hai bộ môn khoa học cảnh quan và sinh thái học. Cụ thể, trong nghiên cứu cảnh quan thường nói đến tính chất lượng mới, tính tự điều chỉnh có cân bằng vật chất và năng lượng, mối tác động tương hỗ của các thành phần; nhưng trong thực tế báo cáo về cảnh quan thì nặng về tính hình thái ngoại mạo; đồng thời cảnh quan học thường lấy đất làm đối tượng nghiên cứu chính, nhưng đất khơng phải là chất hữu cơ sống. Cịn hệ sinh thái thì khơng xác định được một hệ thống động lực tự điều chỉnh tiến tới cân bằng và động lực phát triển của nó; do đó trong nghiên cứu thiếu phân tích hệ thống cho cấu trúc khơng gian ba chiều, đồng thời lấy quần thể sinh vật làm đối tượng nghiên cứu trung tâm.

Do đó, sự hội tụ của hai khoa học để tạo một khoa học “Cảnh quan sinh thái” cần phải có sự hồn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chung của cả cảnh quan và sinh thái.

Như vậy, cảnh quan sinh thái là có cấu trúc của cảnh quan và có chức năng sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau trong một hệ địa sinh thái.

Cảnh quan là hệ thống các thành phần tự nhiên của lãnh thổ, còn hệ sinh thái là hệ thống sinh vật với môi trường sống (sinh cảnh). Hoạt động của hệ thống lãnh thổ cảnh quan là hoạt động địa hệ thống có các thành phần trong cảnh quan tác động qua lại với nhau một cách bình đẳng, có chức năng của mọi thành phần và chức năng chung của cảnh quan; còn hoạt động của sinh cảnh là hoạt động hệ sinh thái, các thành phần môi trường tác động qua lại với chủ thể sinh vật tạo ra chức năng sinh thái của chủ thể sinh vật mà khơng tính sự tác động qua lại lẫn nhau của các thành phần sinh cảnh. Do khơng có mối ràng buộc tác động qua lại giữa các thành phần môi trường nên sinh cảnh khơng hẳn có giới hạn rõ ràng và hệ sinh thái khơng hẳn có phạm vi xác định. Trong trường hợp môi trường sinh cảnh trùng hợp với mơi trường tự nhiên của cảnh quan và có ranh giới là ranh giới của cảnh

quan thì sinh cảnh có ranh giới lãnh thổ và ranh giới đó được xác định bởi chính ranh giới cảnh quan và như vậy hệ sinh thái có ranh giới của cảnh quan đó. Trong trường hợp như vậy thì phạm vi của lãnh thổ đó mới mang tên gọi “cảnh quan sinh thái”.

Cảnh quan sinh thái có hoạt động của địa hệ thống và hệ sinh thái. Chúng là các hệ thống liên hệ chặt chẽ với nhau trong thể thống nhất và có thể biểu diễn cảnh quan sinh thái bằng mơ hình hệ địa sinh thái.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)