Quan điểm của trường phái theo học thuyết cảnh quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 65 - 66)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.1.4.1. Quan điểm của trường phái theo học thuyết cảnh quan

Địa lý ứng dụng với mục đích là sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hợp phần địa lý. Muốn sử dụng tối ưu mơi trường tự nhiên cần phải hiểu tồn diện và cơ bản các hệ địa lý mà học thuyết về cảnh quan là học thuyết về các hệ địa lý. Vì vậy, một quan điểm của địa lý ứng dụng đã lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ.

- Trường phái theo học thuyết cảnh quan phát triển mạnh mẽ ở Liên Xô (cũ) và Đức, cho rằng cần đánh giá và quy hoạch trên cơ sở xây dựng bản đồ cảnh quan. Quan niệm về cảnh quan được hiểu là một đơn vị phân loại trong hệ thống phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan niệm kiểu loại) hoặc cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).

- Trường phái cảnh quan ở Đức đi sâu vào phân tích và nghiên cứu các cảnh quan như sự trao đổi vật chất, năng lượng và hoạt động

của các hệ sinh thái để xây dựng môn sinh thái cảnh quan. Nội dung nghiên cứu mối liên hệ theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần và sự phân bố của chúng trong không gian; đồng thời nghiên cứu sự tương tác của từng cặp yếu tố tự nhiên để tìm ra các đơn vị cảnh quan sinh thái.

- Trường phái cảnh quan của Liên Xơ (cũ) có hai hướng khác nhau: + Hướng thứ nhất, phủ nhận vai trò của cảnh quan cơ bản và nhấn mạnh mục đích ứng dụng cụ thể, đại biểu là D.L. Armand. Theo hướng này, tùy vào mục đích và nhiệm vụ thực tế mà kết quả của việc phân tích bản đồ sẽ khác nhau, khơng có một hệ thống phân vùng chung và một bảng chú giải chung.

+ Hướng thứ hai, đại diện là A.G. Isatsenko, cho rằng phân vùng

địa lý tự nhiên phản ánh các cảnh quan tồn tại khách quan trong tự nhiên. Cảnh quan là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới; đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Cần có bản đồ cảnh quan cơ bản rồi mới xây dựng các bản đồ ứng dụng. Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan và nhất là bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nhiên mỗi vùng.

Tuy cách tiếp cận của các trường phái có khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm: Để xây dựng bản đồ cảnh quan ứng dụng cần nghiên cứu tổng hợp các hợp phần của tự nhiên, dựa trên các đơn vị cơ sở - các hệ địa lý. Sử dụng hệ địa lý ở cấp nào là phụ thuộc vào các mục tiêu ứng dụng cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)