Bản chất, đối tượng và nội dung của hoạt động đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 71 - 73)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.3.1.2. Bản chất, đối tượng và nội dung của hoạt động đánh giá cảnh quan

kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là “Xác định mức độ thuận lợi

của các tổng thể lãnh thổ tự nhiên (về tất cả hoặc một số các hợp phần) cho các mục đích hoạt động đời sống và kinh tế, phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất lãnh thổ”.

Theo Nguyễn Cao Huần, “Thực chất của đánh giá cảnh quan là

đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nơng nghiệp, thủy sản, du lịch, tái định cư…”.

Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tùy mục đích cụ thể mà lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp. Mỗi kiểu đánh giá biểu thị một giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao.

Giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tài nguyên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau; đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các ngành sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các ngành sản xuất đó.

Kiểu đánh giá phổ cập nhất trong những thập kỷ gần đây là đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các dạng khai thác khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất của bước đánh giá kinh tế - kỹ thuật và là cơ sở làm tiền đề quy hoạch cho từng lãnh thổ riêng biệt.

2.3.1.2. Bản chất, đối tượng và nội dung của hoạt động đánh giá cảnh quan cảnh quan

a. Bản chất của hoạt động đánh giá

Bản chất của hoạt động đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó, xem xét mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Theo L.I Mukhina, “Bản chất của việc đánh giá cảnh quan là so

hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người”.

b. Đối tượng của hoạt động đánh giá

Đối tượng của hoạt động đánh giá tổng hợp không phải là bản thân các tổng thể tự nhiên (do các nhà tự nhiên nghiên cứu), cũng không phải là bản thân các tổng thể sản xuất - xã hội (do các nhà kinh tế - xã hội nghiên cứu), mà chính là “cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - xã hội”. Nếu coi kinh tế - xã hội là chủ thể (mục đích phục vụ) và coi các điều kiện và tài nguyên tự nhiên là khách thể (là cơ sở vật chất của sản xuất) thì đối tượng của hoạt động đánh giá là quan hệ tương hỗ giữa khách thể và chủ thể ấy.

Theo Nguyễn Trần Cầu (1998), “Đánh giá cảnh quan (đánh giá

tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu kinh tế - xã hội như các cơng trình kỹ thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con người và xã hội; khách thể là môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên”.

Muốn đánh giá kinh tế - xã hội các điều kiện và tài nguyên tự nhiên cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà tự nhiên và các nhà kinh tế - xã hội; đồng thời phải hiểu đánh giá là một hoạt động kéo dài suốt thời gian hệ thống kinh tế - xã hội hoạt động, phải ln có sự điều chỉnh, phải có trách nhiệm đánh giá cho thật sát trên cơ sở dự báo mối quan hệ tương hỗ tự nhiên - kinh tế, sao cho sự điều chỉnh chỉ nhằm sửa chữa các chi tiết chứ không phải làm thay đổi một cách căn bản.

Như vậy, hiểu đánh giá là sự so sánh khả năng đáp ứng của khách thể đối với yêu cầu của chủ thể.

Việc xác định giá trị kinh tế của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của hệ địa sinh thái là nội dung của đánh giá. Khi

đánh giá để quy hoạch phải định ra được những tiêu chuẩn sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên sao cho sản xuất đạt hiệu quả nhất định. Khi đã có các tiêu chuẩn, việc đánh giá chỉ là việc so sánh các tiêu chuẩn đó với các tính chất hiện tại và khả năng biến đổi của các tính chất đó trong tương lai của cảnh quan khi có tác động của cơng trình kinh tế - kỹ thuật.

c. Nội dung của hoạt động đánh giá

Nội dung đánh giá cảnh quan là xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi thể chế xã hội, trình độ, mức độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội đó thơng qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ.

Giữa nhiệm vụ và mục đích đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cơ sở thực tế phát triển sản xuất kinh tế lãnh thổ, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách chứ khơng phải hồn tồn mang tính chủ quan, áp đặt của nhà nghiên cứu. Vì vậy, một đặc điểm đặc trưng mang tính nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thơng qua đặc điểm, tính chất của chủ thể mà thường được xác định là các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể dự định bố trí, phát triển trên lãnh thổ và tương ứng với chúng là đặc tính, thành phần của khách thể: Đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên luôn thay đổi theo không gian và thời gian, để xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt.

Chính việc phân tích, đánh giá tổng hợp này cho phép tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng tối ưu từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)