CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 56 - 58)

1. Trình bày đối tượng và nội dung nghiên cứu của cảnh quan học. Tại sao cảnh quan địa lý là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân hóa lãnh thổ?

2. Chứng minh việc nghiên cứu địa hệ thống cấp cảnh quan có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

3. Hiểu như thế nào về cảnh quan địa lý? Phân tích thành phần và cấu trúc của cảnh quan địa lý.

4. Căn cứ vào những mối quan hệ nào để xem các địa tổng thể cấp cảnh quan không chỉ là các hệ vật chất - năng lượng, mà cịn là các hệ thơng tin?

5. Tại sao cần nắm vững các luận điểm cơ bản trong nghiên cứu cảnh quan?

6. Phân tích ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng các luận điểm cơ bản trong nghiên cứu cảnh quan.

7. Tại sao tính khơng liên tục cho phép xác định tính nhịp điệu, tính chu kỳ trong tự nhiên, đồng thời tạo nên các địa tổng thể tương đối ổn định và cân bằng?

8. Tại sao trong hệ thống phân vị, cấp càng lớn càng ít đồng nhất, càng chứa đựng nhiều tính phức tạp; trái lại, các cấp càng nhỏ càng ít phức tạp, có mức đồng nhất cao?

9. Chứng minh rằng, trong cấu trúc cảnh quan, chỉ cần thay đổi một thành phần sẽ dẫn đến sự thay đổi các thành phần khác.

10. Giải thích sự cần thiết phải phân loại cảnh quan. Ý nghĩa của công tác phân loại cảnh quan trong thực tiễn sử dụng lãnh thổ vào mục đích kinh tế?

11. Các quan niệm về ranh giới cảnh quan? Tại sao ranh giới cảnh quan thường bị biến đổi? Lấy ví dụ chứng minh.

12. Tại sao cần phải xem cảnh quan là một hệ thống vật chất phức tạp ở trạng thái phát triển khơng ngừng? Cho ví dụ chứng minh.

13. Giải thích vai trị của con người trong cảnh quan. Phân tích các cảnh quan nhân sinh.

14. Phân tích các lớp cảnh quan được phân chia theo chức năng biến đổi do hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)