Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc gần (hệ quả)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 99 - 101)

CẢNH QUAN SINH THÁ

3.3.3.2. Nhóm các nhân tố cảnh quan sinh thái bậc gần (hệ quả)

a. Khí hậu

- Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp của thực vật. Ngoài ra, ánh sáng mang tính chất chu kỳ và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh lý của sinh vật.

- Nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng đến hình thái, chức phận sinh lý và khả năng sinh sản; nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của các lồi sinh vật và q trình phát triển của vỏ cảnh quan.

- Độ ẩm: Dựa vào nhu cầu về nước và độ ẩm của các loài sinh vật, có thể chia thành 4 nhóm:

+ Sinh vật thủy sinh, bao gồm các lồi sinh vật sống trong mơi trường nước.

+ Sinh vật ưa ẩm, bao gồm các loài sinh vật chỉ sống được ở các nơi rất ẩm, khơng khí thường được bảo hịa hơi nước.

+ Sinh vật trung sinh, bao gồm các lồi sinh vật có nhu cầu vừa phải về độ ẩm của khơng khí. Các sinh vật này chịu đựng sự xen kẽ mùa khô và mùa ẩm.

+ Sinh vật ưa khô (chịu hạn), bao gồm các sinh vật sống ở những nơi rất khơ, thiếu nước cả trong khơng khí và cả trong đất (thực vật ở sa mạc, những nơi có mùa khơ hạn kéo dài sâu sắc). Vì vậy, trong nghiên cứu thường xác định và phân cấp mức độ thuận lợi của độ ẩm tương đối, mức độ thuận lợi của hệ số ẩm.

- Gió là một yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển; đến sự thoát hơi nước của thực vật, đến đăc điểm hình thái, sự phân bố,… của sinh vật. Do đó, khi nghiên cứu cần phải xác định giới hạn của cấp gió.

b. Nước

Nước và độ ẩm trong đất, trong khơng khí có vai trị quan trọng trong đời sống của sinh vật. Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sống. Nước chiếm từ 50 đến 90 % khối lượng cơ thể sinh vật. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ, là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Nghiên cứu điều kiện sinh thái của sinh vật ở trên cạn, chủ yếu là nước ngầm và nước mặt.

+ Nước ngầm liên quan đến mức độ ẩm trong đất, các q trình feralit hóa, mặn hóa, gley hóa.

+ Dòng chảy mặt liên quan đến quá trình xâm thực, bồi tụ tạo nên các tổng thể tự nhiên khác nhau, đặc biệt là khả năng cung cấp nước tưới cho toàn lưu vực. Do đó, khi nghiên cứu cần xác định mức độ cân bằng nước hay modun dòng chảy.

- Khi nghiên cứu sinh thái của sinh vật ở môi trường nước, cần chú ý một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển

sinh vật: Hàm lượng các chất khí hịa tan trong nước, các chất lơ lửng trong nước, các muối hòa tan trong nước…

c. Sinh thái đất

Đất là môi trường sống của sinh vật trong cảnh quan. Đất vừa là giá thể giữ cho cây đứng vững vừa cung cấp nước và các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây.

Đất là mơi trường sống của nhiều lồi động vật và vi sinh vật. Đất là mơi trường che chở, bảo vệ cho nhiều lồi động vật tránh các điều kiện khí hậu khắc nghiệt: Q nóng, q lạnh, thiếu nước...

Đất có vai trò quan trọng trong sự phân bố sinh vật. Đất ở các vùng, các đới khí hậu khác nhau có những đặc điểm khác nhau về độ dày, độ thống khí, lượng nước, các chất khống, độ chua,... dẫn đến sự phân bố khác nhau của các loài sinh vật. Các yếu tố sinh thái đất ảnh hưởng tới sinh vật chủ yếu bao gồm các nhóm: Vật lý (thành phần cơ giới, cấu tượng đất, độ chặt, độ ẩm của đất…), hóa học (độ pH, các nguyên tố hóa học…), sinh học (hàm lượng mùn…).

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)