Nhận biết về quần thể, quần xã và hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 91 - 93)

CẢNH QUAN SINH THÁ

3.1.1. Nhận biết về quần thể, quần xã và hệ sinh thá

Sinh thái học (Ecology) là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Mối quan hệ này được thực hiện thông qua trao đổi vật chất và năng lượng. Sự trao đổi vật chất và năng lượng được diễn ra dưới dạng các vịng tuần hồn (các chu trình sinh - địa - hóa). Các cấp độ nghiên cứu của sinh thái học: Cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Quần thể (Population) là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ: Tập hợp các cá thể loài cá chép ở Hồ Tây, năm 2018.

Quần thể được đặc trưng bởi các đặc tính: Sự phân bố khơng gian của cá thể; mật độ, số lượng cá thể; thành phần tuổi và giới tính; tính đa dạng di truyền; sự sinh trưởng và biến động cá thể…

- Quần xã sinh vật (Biocenose) là tập hợp các sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sinh sống trên một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định. Khu vực sinh sống của quần xã được gọi là sinh cảnh.

Quần xã được hình thành trong một quá trình lịch sử, liên hệ bởi những mối quan hệ về sinh thái và nơi ở, biểu hiện đặc tính thích nghi giữa sinh vật với môi trường. Quần xã và nơi sống của quần xã (sinh cảnh) là hai thành phần của một khối thống nhất không tách rời nhau, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống tương đối ổn định và bền vững gọi là hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái (Ecosystem) là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vịng tuần hồn vật chất và năng lượng. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã và sinh cảnh của nó. Tập hợp nhiều hệ sinh thái tạo thành một hệ thống lớn hơn, cấp cao nhất là sinh quyển (Biosphere).

Hệ sinh thái được phân chia thành:

+ Hệ sinh thái tự nhiên (Natural Ecosystem): Khơng hoặc ít bị tác động của con người. Ví dụ: Hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái núi cao, các đại dương…

+ Hệ sinh thái nhân tạo (Anthropogenic Ecoystem): Chịu tác động của hoạt động sản xuất và sinh sống của con người. Ví dụ: Hệ sinh thái nơng nghiệp, đồng ruộng, rừng trồng…

Hệ sinh thái bao gồm các cấp khác nhau:

+ Hệ sinh thái vĩ mô (Macro Ecosystem): Là các hệ sinh thái lớn, cao nhất là sinh quyển (Biosphere). Sinh quyển bao gồm các sinh

đới trên cạn (Biom) như rừng nhiệt đới, rừng taiga, thảo nguyên, savan,… và các đới thủy sinh (Aquticzone) ở đại dương.

+ Hệ sinh thái trung mô (Mezo Ecosystem): Là các hệ sinh thái vừa như một khu rừng ngập mặn, một vùng biển, đầm phá…

+ Hệ sinh thái vi mô (Micro Ecosystem): Là các hệ sinh thái nhỏ như một cái hồ, một đồng cỏ, một gốc cây…

Hệ sinh thái càng lớn thì quần xã càng đa dạng, có sinh cảnh rộng; chu trình chuyển hóa vật chất, năng lượng càng phức tạp và ngược lại.

Trong tất cả các hệ sinh thái đều có hai nhân tố cấu thành:

+ Nhân tố phi sinh học (môi trường) gồm các nhân tố vật lý như ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa…; nhân tố hóa học như trữ lượng O2, C, CO2, P, N…

+ Nhân tố sinh học là các cơ thể sống, gồm các cá thể, quần thể, quần xã.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)