Quan hệ giữa cảnh quan cơ bản và cảnh quan ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 63 - 65)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.1.3. Quan hệ giữa cảnh quan cơ bản và cảnh quan ứng dụng

* Cảnh quan cơ bản: Xác định đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc và hoạt động của các cảnh quan.

* Cảnh quan ứng dụng: Đánh giá cảnh quan theo mục đích sử

dụng hợp lý, nghĩa là thực hiện chức năng ứng dụng của học thuyết cảnh quan trong thực tiễn.

- Kiểm kê đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là bước khởi đầu của cơng trình nghiên cứu địa lý ứng dụng được quy định bởi nhiệm vụ khảo sát ứng dụng, làm tiền đề cho các bước tiếp theo.

- Tùy thuộc vào nội dung tìm hiểu, việc chuyển từ kết quả điều tra cơ bản sang ứng dụng được tiến hành qua 3 thể thức:

a. Xác định mức độ chi tiết hợp lý nhất của sự phân chia lãnh thổ tự nhiên

Mối tương quan giữa một bên là cấp bậc của yêu cầu lập quy hoạch và một bên là cấp bậc cảnh quan cần nghiên cứu cũng như tỷ lệ bản đồ cần xây dựng.

Các bậc hệ địa lý đang nghiên cứu cần xác định trước khi bắt đầu công việc kiểm kê, đánh giá.

b. Lựa chọn các đặc trưng địa lý của các hệ địa lý

Sự lựa chọn các đặc trưng địa lý tùy thuộc mức độ nghiên cứu đối tượng và mục đích đánh giá, khơng chỉ có sự khác nhau trong lựa chọn thơng số, đại lượng đo mà cả trong việc lựa chọn các thang phân cấp.

- Các đặc trưng địa lý cần được biểu thị bằng loạt các thông số. - Tùy đối tượng và mục đích đánh giá:

+ Lựa chọn ra những thông số căn bản nhất.

+ Quy định các đặc trưng của tổng thể tự nhiên và các đặc tính khác nhau của hợp phần tự nhiên, thang phân cấp và đại lượng đo của các đặc trưng đó.

c. Phân nhóm ứng dụng các hệ địa lý

Kết quả của đánh giá cảnh quan là phân nhóm các cảnh quan có cùng một kiểu điều kiện tự nhiên, tiềm năng tài nguyên cho sự phát triển của một ngành nào đó, một chủ thể theo yêu cầu sử dụng hay cho sinh hoạt của dân cư, hoặc là phản ứng lại như nhau đối với những biện pháp xây dựng và cải tạo…

Việc phân nhóm ứng dụng các hệ địa lý thực chất thuộc nội dung của hoạt động đánh giá.

Theo A.G Ixatsenko, giữa nghiên cứu cảnh quan cơ bản làm cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu ứng dụng có các mối quan hệ:

- Việc phân chia các cảnh quan dựa trên cơ sở nguyên tắc đồng nhất địa đới và phi địa đới bảo đảm sự bao quát đầy đủ tất cả các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, cảnh quan thực chất là một vùng tài nguyên thiên nhiên độc lập, được đặc trưng bằng “một bộ” riêng biệt các tài nguyên thiên nhiên và đồng thời bằng những điều kiện địa phương độc đáo cho sự khai thác chúng.

- Trên cơ sở bản đồ cảnh quan có thể xây dựng các bản đồ phân tích có nội dung khác nhau nhất về các loại điều kiện tự nhiên và tài nguyên riêng biệt cũng như tổ hợp của các tài nguyên khác nhau. Có thể xây dựng ở dạng một bản đồ phân vùng tài nguyên thiên nhiên tổng hợp hoặc là bản đồ phân loại các cảnh quan theo tiềm năng tài nguyên của chúng. Theo A.G Ixatsenko, tốt nhất là dạng kết hợp hai loại bản đồ đó, một loại tương tự như bản đồ kiểu - vùng cảnh quan.

- Khi sử dụng bản đồ cảnh quan để phân tích các tài nguyên thiên nhiên và các mối quan hệ qua lại giữa hoạt động kinh tế và môi trường tự nhiên, cần phân chia ra 3 nhóm chỉ số phân tích theo các mặt khác nhau: + Nhóm các thơng số cơ bản của các hệ địa lý quyết định các điều kiện sinh hoạt, hoạt động sản xuất của dân cư.

+ Các tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo chức năng sản xuất của chúng: Nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng...

+ Các chỉ số đặc trưng về mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và cảnh quan (hiện tại và dự báo biến đổi trong tương lai).

Một hướng tiếp cận khác được sử dụng nhiều trong những năm gần đây là sử dụng kết quả phân loại cảnh quan sinh thái trong các cơng trình nghiên cứu ứng dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)