Mối quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch tổ chức lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 74 - 76)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.3.3. Mối quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch tổ chức lãnh thổ

- Đánh giá là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổ chức lãnh thổ. - Khi đánh giá phải xét tất cả các phương án sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên khác nhau, nhưng khi quy hoạch thì chỉ lựa chọn phương án tối ưu.

- Trong đánh giá thì mặt tự nhiên là chính, nhưng việc lựa chọn phương án quy hoạch cần cân nhắc toàn diện các mặt hệ quả khi thực hiện phương án, lợi ích trước mắt và lâu dài, hiệu quả kinh tế và sự bền vững của môi trường sinh thái, môi trường xã hội và nhân văn.

- Quá trình đánh giá - quy hoạch là một chu trình khép kín, lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Bất cứ một dự án quy hoạch nào, một dự án cơng trình kinh tế kỹ thuật nào, trong luận chứng kinh tế kỹ thuật cần kèm theo báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Đó cũng là nội dung của dự báo địa lý.

Mơ hình đánh giá cảnh quan gồm các bước: 1) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ đánh giá.

2) Thu thập tài liệu, kiểm kê các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng sử dụng.

3) Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên. 4) Đề xuất hệ địa kỹ thuật.

5) Đề xuất phương án sử dụng, định hướng quy hoạch lãnh thổ. 6) Đề xuất quy hoạch - tổ chức lãnh thổ và sử dụng phương án tối ưu. Từ những nội dung mang tính lý luận trên đây, có thể thấy: - Đối với cơng tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên là nhiệm vụ chủ yếu của cảnh quan ứng dụng.

- Việc lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rất phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phân hóa và đa dạng của tự nhiên cũng như sự hiểu biết của nhà địa lý.

- Ngoài ra, cùng với thời gian, các kết quả ứng dụng còn phải được xem xét và kiểm nghiệm bằng thực tế và được điều chỉnh lại cho phù hợp với từng ngành sản xuất, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với các vấn đề thực tiễn như nghiên cứu sự kết hợp tài nguyên thiên nhiên theo lãnh thổ và xác định các phương án sử dụng có hiệu quả (vừa khai thác, sử dụng hợp lý vừa bảo vệ); bố trí khơng gian, định hướng phát triển các ngành sản xuất

kinh tế theo lãnh thổ; vấn đề bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững; vấn đề quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.

Sự phát triển của cảnh quan ứng dụng đã nâng cao vị trí của khoa học địa lý và góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các quốc gia và cả thế giới.

Hình 2.3. Sơ đồ các bước đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)