SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNH QUAN

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 46 - 48)

L.X. Berg, G.Ph. Morozov, B.B. Polưnov xem cảnh quan là một hệ thống vật chất phức tạp ở trạng thái phát triển không ngừng. Theo L.X. Berg, “Hiểu một cảnh quan đã cho, chỉ có thể khi ta biết nó đã sinh ra

như thế nào và biến đổi theo thời gian thành cái gì”.

Những quy luật phát triển của cảnh quan cũng là những quy luật phát triển của toàn bộ lớp vỏ địa lý. Cảnh quan phát triển như là một hệ thống vật chất thống nhất, nhưng tốc độ phát triển của các thành phần cấu tạo cũng như các đơn vị hình thái cảnh quan không như nhau. Trong số các thành phần cấu tạo thì yếu tố thực động vật dễ biến

động nhất. Trong các đơn vị của hình thái cảnh quan thì diện địa lý có thể biến đổi nhanh chóng, dạng địa lý biến đổi chậm hơn, cịn cảnh quan khó biến đổi hơn nhiều.

Trong sự phát triển của cảnh quan, ở mỗi cảnh quan hiện đại bao giờ cũng có những nét thuộc về quá khứ, những nét hiện đại và những nét tiến bộ.

- Các yếu tố hiện đại là các yếu tố quyết định trạng thái hiện tại của cảnh quan.

- Các yếu tố di lưu hay sót là những yếu tố cịn được giữ lại của thời kỳ trước, nó được dùng để cắt nghĩa sự có mặt của các đặc điểm trong cảnh quan hiện đại và giúp hiểu được những gì đã xảy ra trong sự phát triển cảnh quan. Ví dụ, các dạng địa hình đá vơi sót trong lịng đồng bằng, hay cây tràm hiện cịn sót lại trên đất cát biển nội đồng ở một số tỉnh duyên hải miền Trung chứng tỏ trước kia đây là cảnh quan vùng ven bờ biển.

- Các yếu tố tiến bộ, đó là cái mới, cái đang được sinh ra trong cảnh quan hiện nay, nó định hướng cho sự phát triển của cảnh quan, quyết định sự phát triển của nó trong tương lai. Các yếu tố tiến bộ tuy phát triển trên nền của các yếu tố di lưu và hiện đại nhưng nó sẽ loại dần các yếu tố hiện đại cùng với thời gian sẽ làm cho cảnh quan có chất lượng mới, biến đổi thành một cảnh quan mới.

Ví dụ, cảnh quan bồn trũng là cảnh quan hiện đại, bản thân bồn trũng là yếu tố di lưu do quá trình hình thành châu thổ để lại, các bụi lau sậy và thực vật thủy sinh khác hiện mọc trong bồn trũng là những yếu tố tiến bộ sẽ biến nó thành đồng bằng. Tất nhiên, các sự biến đổi này xảy ra trong một thời gian lâu dài theo đúng như các quy luật của duy vật biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và sự biến đổi lượng thành chất.

Quá trình phát triển của cảnh quan là q trình phát triển tiến lên, ngày càng có thêm những dấu hiệu mới, thành phần và cấu trúc của nó ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan, nhà địa lý cần phải chú ý phát hiện ra các yếu tố tiến bộ để dự

báo hướng phát triển của nó trong tương lai. Điều đó có ý nghĩa to lớn về cả mặt lý thuyết và thực tiễn, giúp cho việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế của lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)