Phân theo mức độ và tính chất biến đổi do tác động của con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 50 - 51)

A.G. Isatsenko phân biệt 4 nhóm:

a. Nhóm các cảnh quan nguyên sinh

Các cảnh quan không thay đổi, không bị tác động trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế của con người, nhưng có chịu tác động gián tiếp (ơ nhiễm nước và khơng khí mà ngun nhân do hoạt động kinh tế của con người). Ví dụ, cảnh quan Nam Cực, cảnh quan rừng rậm xích đạo trong lưu vực sơng Amazon, cảnh quan núi cao.

b. Các cảnh quan hơi bị biến đổi (hay biến đổi yếu)

Các cảnh quan ít thay đổi, trong đó con người đã xâm phạm đến những thành phần cấu tạo riêng biệt (ví dụ: Săn bắt động vật, câu cá, chặt chọn gỗ). Những hoạt động này đã đụng chạm đến từng hợp phần, nhưng các mối liên hệ tự nhiên cơ bản vẫn còn chưa bị phá vỡ. Các thành phần bị đụng chạm có thể phục hồi được (ví dụ: Cảnh quan hoang mạc, đài nguyên,… là những nơi chưa sử dụng vào mục đích khai thác kinh tế một cách tích cực).

c. Các cảnh quan bị biến đổi mạnh (hay hủy hoại)

Các thành phần trong cảnh quan bị khai thác mạnh đến mức khó phục hồi được dẫn đến cấu trúc cảnh quan bị thay đổi dần theo hướng có hại cho con người (phá hủy lớp phủ thực vật rừng, xâm thực, thổi mịn, rửa trơi đất, khơng khí ơ nhiễm…).

d. Các cảnh quan văn hóa

Các cảnh quan được con người biến đổi một cách hợp lý dựa trên cơ sở khoa học nhằm đáp ứng các lợi ích của xã hội (thành phố, làng mạc, đồng ruộng, nhà máy, khu công nghiệp…). Ở đây, mối liên hệ thiên nhiên được thay đổi một cách đúng hướng trên cơ sở nghiên cứu tất cả những kinh nghiệm trước kia của xã hội loài người và những tư liệu khoa học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)