NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG
2.1.2. Chức năng của cảnh quan học ứng dụng trong Địa lý học ứng dụng
cấp thông tin đơn thuần như tra cứu thông tin về con người và môi trường của một lãnh thổ đến các hướng ứng dụng, cảnh quan ứng dụng... Từ ứng dụng chuyên ngành sang ứng dụng tổng hợp: Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ, quy hoạch tổng hợp lãnh thổ.
Theo A.G.Isatsenko, địa lý ứng dụng có hai chức năng cơ bản:
a. Chức năng truyền thống: Mang tính thụ động, cung cấp các
thông tin như sơ đồ, bản đồ phân vùng, tài liệu thống kê, mơ tả nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất một ngành, một cơng trình cụ thể.
b. Chức năng tích cực: Lập kế hoạch, quy hoạch lãnh thổ và sản
xuất, dự báo phát triển của các ngành. Đây là những chức năng mang tính ứng dụng cao phục vụ cho các nhà ra quyết định và gắn với chiến lược phát triển của một quốc gia, một lãnh thổ, giải quyết vấn đề tối ưu hóa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Hiện nay, chức năng và cũng là hướng ứng dụng của địa lý học tập trung vào phục vụ thực tiễn, nghiên cứu và dự báo. Theo I.P. Gherasimov, đó là địa lý kiến thiết.
Mục tiêu cuối cùng của Địa lý học ứng dụng hiện nay là xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, cải tạo và làm tốt môi trường.
2.1.2. Chức năng của cảnh quan học ứng dụng trong Địa lý học ứng dụng ứng dụng
- Học thuyết cảnh quan - học thuyết về các hệ địa lý xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện các cơng trình địa lý ứng dụng ngày nay.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của cảnh quan cơ bản về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc và hoạt động của các
hệ địa lý, cảnh quan học ứng dụng thực hiện việc đánh giá các hệ địa lý ấy theo mục đích sử dụng hợp lý:
+ Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của cảnh quan phục vụ mục tiêu đề xuất phương án sử dụng hợp lý lãnh thổ.
+ Tham gia vào giai đoạn đầu của cơng trình địa lý ứng dụng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu quy hoạch - tổ chức lãnh thổ của một vùng, một khu vực.