Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 81 - 85)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.4.2. Các cơng trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng ở Việt Nam

2.4.2.1. Các cơng trình nghiên cứu theo hướng cảnh quan

Việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan ứng dụng bắt đầu từ thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX, như “Sơ đồ

phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam” của Tổ phân vùng địa

lý tự nhiên tổng hợp - Ủy ban Khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lý

Từ những năm 1980, các cơng trình đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên theo hướng cảnh quan phát triển mạnh. Có thể nêu một số cơng trình của các tác giả: Nguyễn Thành Long và những người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Cao Huần (1985), Nguyễn Thế Thôn (1994), (2001), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nguyễn Văn Vinh (1996)... Điển hình gần đây là cơng trình “Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm

Đồng cho mục đích nơng-lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường” của Phạm Hồng Hải và CTV; “Nghiên cứu cảnh quan thượng nguồn sông Cầu phục vụ phân vùng môi trường” Nguyễn

Ngọc Khánh (1997); “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế

sinh thái” Nguyễn Cao Huần (2005); “Sinh thái cảnh quan” Nguyễn

An Thịnh (2013)…

Trong các cơng trình này, trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các bước đánh giá riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ cảnh quan. Các chỉ tiêu đánh giá là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên quan đến loại hình sử dụng được lựa chọn. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp được áp dụng để phân cấp các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi cho các loại hình sử dụng lãnh thổ.

Nhiều cơng trình của các tác giả Viện Địa lý chọn “diện cảnh

quan sinh thái” với các bản đồ tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; “loại cảnh quan sinh thái” với các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 - 1/250.000. Theo

hướng sinh thái cảnh quan, các cơng trình như “Nghiên cứu cải tạo, sử

dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gị đồi Bình Trị Thiên” (1990); “Đánh

giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây cơng nghiệp dài ngày” (1995);

“Xây dựng mơ hình tự nhiên - kinh tế - xã hội theo hướng sinh thái -

nhân văn - mơi trường cho vùng gị đồi Quảng Bình” (1996); “Đánh

giá cảnh quan cho phát triển nông-lâm nghiệp và phòng tránh thiên tai” Hà Văn Hành (2019) là những đại diện, trong đó các chỉ tiêu sinh

thái (như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được lựa chọn để đánh giá độ các mức độ thích hợp.

Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân vùng lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử dụng lãnh thổ. Trong các cơng trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một số chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các dạng khai thác khác nhau.

2.4.2.2. Các cơng trình nghiên cứu theo hướng đánh giá đất đai

Các nguyên tắc và phương pháp đánh giá đất đai của FAO được Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận dụng trong đánh giá đất nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở các cơng trình nghiên cứu: Đánh giá đất đai vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ…

Từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu đánh giá đất đai đã được đẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều cơng trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nơng-lâm nghiệp ở nước ta. Có thể nêu ra một số cơng trình:

- Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự thực hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai (Land Capability Classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm).

- Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (1985). Các chỉ tiêu được sử dụng để

đánh giá bao gồm các điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, thủy văn và tưới tiêu, khí hậu nơng nghiệp. Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.

- Năm 1989, Viện Thổ nhưỡng - Nơng hóa đã tiến hành nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai Tây Nguyên cho cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm do Vũ Cao Thái chủ trì. Đề tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính để đánh giá tiềm năng đất đai của vùng. Đất đai được phân theo 4 hạng riêng cho từng cây trồng.

- Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý”, việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.

- Thời kỳ từ năm 1990-1995, trong Chương trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN-03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”. Việc đánh giá đất đai lâm nghiệp được tiến hành trong phạm vi toàn quốc trên 8 vùng kinh tế lâm nghiệp và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: Độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lượng mưa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: Độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ.

- Trong chương trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các điều kiện tự nhiên có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất.

- Năm 2000, Hội khoa học đất Việt Nam xuất bản cơng trình “Đất

Việt Nam”, trong đó khẳng định việc nghiên cứu đánh giá đất đai đã

được đẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam. Nhìn chung, trong nhiều cơng trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thường gồm 5 yếu tố: Chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tưới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát.

- Trong thời kỳ 1992-1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phương khác. Các cơng trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai khơng chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà cịn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật cùng với những cơng trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay các hệ thống tưới tiêu. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các đơn vị đất đai hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit). Các đơn vị đất đai được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, tưới tiêu, nhiệt độ).

Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)