Quy hoạch tổ chức lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 73 - 74)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.3.2. Quy hoạch tổ chức lãnh thổ

- Quy hoạch là việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống những dự kiến, định hướng hành động nhằm đạt được mục đích và mục tiêu cụ thể.

Quy hoạch gắn liền với các biện pháp quản lý cả không gian phân bố và chiến lược phát triển cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức xã hội.

Khái niệm quy hoạch có thể được nghiên cứu dưới góc độ: + Quy hoạch sử dụng đất;

+ Quy hoạch vùng;

+ Quy hoạch môi trường.

- Tổ chức lãnh thổ “là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong

mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật để đem lại hiệu quả cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó”.

Tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu cần đảm bảo các nguyên tắc: Thỏa mãn nhu cầu về khả năng tự nhiên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ; kiến thiết các khu hạt nhân để tạo nên sức hút kinh tế.

Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là một phương pháp tiếp cận tổng hợp: Xem xét, nghiên cứu để bố trí lại các ngành sản xuất, kinh tế; xây dựng những định hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vùng, từng miền lãnh thổ sao cho phù hợp với tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chung. Để có được những định hướng, những phương thức quy hoạch và tổ chức lãnh thổ phù hợp, thì việc đánh giá đúng tiềm năng và các quy luật phân hóa và phát triển của tự nhiên, mối liên quan giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau có một tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn hết sức to lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)