Xác định ranh giớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 44 - 45)

- Vì ranh giới là một dải chuyển tiếp nên khi xác định ranh giới giữa hai địa tổng thể thì việc đầu tiên là phải giới hạn cho được “vùng” ranh giới. Việc thể hiện “vùng” ranh giới theo một đường là cần thiết vì dải chuyển tiếp thường hẹp và thuộc cấp phân vị thấp hơn cấp phân vị hai địa tổng thể kề bên nhau, nếu để riêng dải “vơ chủ” đó sẽ gây nhiều khó khăn. Do đó, thể hiện ranh giới bằng một đường trên bản đồ đòi hỏi một sự lựa chọn có phân tích.

- Việc xác định đường ranh giới cần căn cứ vào sự phân tích đặc điểm và động lực chủ yếu của các địa tổng thể. Việc ghép “vùng” ranh giới vào địa tổng thể mà nó có quan hệ nhiều nhất, tốt nhất là làm theo phương pháp từ dưới lên.

- Tính chất của ranh giới thay đổi tùy theo cấp phân vị của địa tổng thể mà nó bao quanh. Cấp phân vị càng cao thì dải ranh giới càng rộng, sự trùng hợp giữa các thành phần càng khó. Do đó, phải dựa vào phương pháp phân tích nhân tố chủ đạo để vạch ranh giới. Vấn đề vạch ranh giới cũng có các quan điểm khác nhau: Có tác giả cho một

cấp chọn một nhân tố; lại có tác giả cho một cấp có sự thay đổi nhân tố. Cần thống nhất là chỉ đến cấp miền trở xuống mới có khả năng thay đổi dấu hiệu ranh giới, vì lúc này hai dãy địa đới và phi địa đới mới gặp nhau.

Theo cấu trúc ngang, ranh giới một địa tổng thể cần được dựa vào ranh giới các địa tổng thể cấp thấp hơn nằm ngoại vi. Tuy nhiên, do tính liên tục của lớp vỏ địa lý mà ranh giới nói chung thường ít rõ nét, ngay cả khi chúng được vạch ra theo một dấu hiệu trội.

- Các đường ranh giới thường đi theo một cấp phân vị của địa hình dù khi xác định ranh giới có dựa vào các hợp phần khác như đá, khí hậu, đất, thực vật; vì địa hình có tính bền vững và dễ nhận thấy trên thực địa và phản ảnh sự thay đổi các dấu hiệu khác do chi phối của địa hình.

Theo Hồng Đức Triêm, vấn đề cần quan tâm là dựa vào cấp phân vị địa hình chứ khơng dựa vào cấp phân vị địa hình tương đương với cấp địa tổng thể đang xét. Ví dụ, một vùng địa lý có một kiểu địa hình nhưng một kiểu địa hình nếu khơng đồng nhất về khí hậu thì sẽ trở thành hai vùng địa lý. Tuy nhiên, do ranh giới khí hậu mơ hồ và không thể vạch ranh giới tùy tiện nên phải dựa vào cấp phân vị địa hình thấp hơn cấp kiểu địa hình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)