Các cảnh quan bị biến đổi do tác động của con người (cảnh quan nhân sinh)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 49 - 50)

Theo F.N. Mincov, cảnh quan nhân sinh là các cảnh quan tự nhiên bị thay đổi do tác động của con người, trong đó con người đã và có thể làm thay đổi tận gốc đối với bất cứ thành phần nào. Có thể chia sự phát triển cảnh quan nhân sinh thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn sớm cịn gọi là giai đoạn khơng bền vững. Trong giai đoạn này xảy ra sự xây dựng lại tương đối nhanh mọi thành phần của địa tổng thể đến một trạng thái mới dưới tác động của con người.

- Giai đoạn sau là giai đoạn trưởng thành bền vững, có sự phát triển tiến hóa nhưng xảy ra chậm hơn.

Mức độ và tính chất tác động của con người phụ thuộc vào lịch sử xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. F. Enghen đã chỉ rõ: “Tất cả những phương thức sản xuất còn tồn tại cho đến nay chỉ có thể hình dung là thành tựu các hiệu quả lao động có ích trực tiếp nhất. Tác động của một cách tự phát bừa bãi tới thiên nhiên đã dẫn tới thiên nhiên sẽ trả thù con người bằng những hậu quả bất ngờ”.

1.6.2. Các cảnh quan bị biến đổi do tác động của con người (cảnh quan nhân sinh) quan nhân sinh)

Do đặc điểm cảnh quan là một thành tạo ổn định, được cấu tạo do sự phối hợp của các lực địa đới và phi địa đới của tự nhiên nên khó bị biến đổi. Tác động của con người có thể biến đổi nhiều nhất là diện

địa lý và nhóm diện địa lý, đây là các đơn vị hình thái cấp thấp của cảnh quan. A.G. Isatsenko cho rằng khó nói đến một cảnh quan nhân sinh theo đúng nghĩa do con người tạo ra mà chỉ có thể nói đến những cảnh quan bị biến đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)