Nâng cao chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa (Trang 89 - 90)

Tăng cường cơng tác quảng cáo tiếp thị, đơn giản hĩa thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của ngân hàng, gĩp phần tạo nên mối quan hệ bền vững giữa Ngân hàng và khách hàng.

(1) Nâng cao chất lượng thẩm định:

Thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần và trách nhiệm cao.

Khi tiến hành thẩm định tín dụng ngồi việc làm rõ tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Cán bộ tín dụng cịn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính như uy tín của doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, thị trường đầu vào – đầu ra của sản phẩm.

(2)Kiểm sốt chặt chẽ trong và sau khi cho vay:

Kiểm tra sau khi cho vay cĩ một vị trí quan trọng sống cịn đối với chất lượng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong thực tế thì khâu này cán bộ tín dụng được coi là khâu yếu nhất, thường thì việc kiểm tra sau chỉ là kiểm tra cĩ lệ và biên bản kiểm tra sau được khách hàng ký ngay sau giải ngân để làm cơ sở cho việc kiểm tra kiểm sốt của cấp trên.

Để khắc phục điều này NHNo Chi nhánh Khánh Hịa cần chấn chỉnh cơng tác kiểm tra trong và sau khi cho vay một cách thường xuyên. Theo dõi chặt chẽ tiến độ hồn thành hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hĩa thơng qua báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và hĩa đơn để cán bộ tín dụng xem lại việc phát tiền vay cĩ phù hợp chưa. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý.

Cán bộ tín dụng phải bám sát diễn biến kinh doanh của khách hàng như: nguồn tiền về, thu nhập của khách hàng vay vốn để đơn đốc thu hồi nợ gốc và lãi cho đúng hạn. Trường hợp khách hàng gặp khĩ khăn về tài chính, nợ vay đến hạn mà chưa cho dịng tiền vào, trên cơ sở đĩ cán bộ tín dụng phải phân tích nguyên nhân, để rồi đưa ra giải pháp cĩ thể là gia hạn nợ hoặc yêu cầu khách hàng tìm mọi nguồn vốn đề trả nợ như đã cam kết.

(3)Hồn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ:

Nâng cao tính thực tiễn và đánh giá chính xác hệ thơng chấm điểm nội bộ của khách hàng. Thực hiện xếp loại khách hàng thường xuyên (vào mỗi lần vay vốn, mỗi quý/ lần). Việc làm này nhằm tạo ra một cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp và cĩ định hướng tín dụng đến từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một cơng cụ hiệu quả và khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, thơng qua đĩ ngân hàng lượng hĩa đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa (Trang 89 - 90)