Yếu tố bên trong ngân hàng:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa (Trang 25 - 28)

a. Về thị trường và mạng lưới phân phối:

Sự đa dạng nhiều hình thức sở hữu giữa các ngân hàng khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của ngành ngân hàng Việt Nam, điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng trong bối cảnh tự do hĩa và hội nhập quốc tế. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh được xem là các ngân hàng lớn cĩ khả năng cạnh tranh về qui mơ cao hơn. Hơn nữa, các Ngân hàng này ra đời sớm hơn nên cĩ nhiều kinh nghiệm hơn so với các NHTM CP, tuy nhiên một số NHTM CP ra đời sau nắm được một số ưu khuyết điểm của NHTM quốc doanh trên cơ sở khắc phục những điểm để tìm cách thu hút khách hàng, đây là lợi thế của NHTM CP ngồi quốc doanh. Các ngân hàng nước ngồi hạn chế về mạng lưới hoạt động do vậy tiếp cận khách hàng khĩ hơn. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại quốc doanh cĩ qui mơ hoạt động rộng nhưng mức độ linh hoạt kém, tác phong phục vụ và qui trình nghiệp vụ cứng nhắc đã làm giảm đi tính cạnh tranh.

b. Về năng lực thu hút nhân lực:

Chế độ lương thưởng, phúc lợi xã hội ở các ngân hàng thương mại cổ phần ngồi quốc doanh cĩ nhiều yếu tố kích thích và linh động hơn so với ngân hàng thương mại quốc doanh. Vì thế một số người làm việc trong các ngân hàng thương mại cĩ kinh nghiệm đã chuyển sang làm ngân hàng thương mại cổ phần ngồi quốc doanh và ngân hàng nước ngồi. Lương thưởng nhân viên ngân hàng thương mại quốc doanh nằm trong mức khung qui định của ngành, theo hệ số bậc lương, năm cơng tác mà khơng xét đến yếu tố năng lực của cán bộ và trình độ chuyên mơn nghiệp vụ. Về mặt này thì chế độ lương thưởng hậu đãi người cĩ năng lực, cĩ tài, ở các ngân hàng TMCP ngồi quốc doanh và ngân hàng nước ngồi thống hơn. Cơ hội thăng tiến theo năng lực và mơi trường làm việc cĩ tính cạnh tranh cao ở các ngân hàng cổ phần.

c. Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực:

Ngành tài chính ngân hàng thì chất lượng nguồn nhân lực là rất quan trọng. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đến tay ngân

hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Hiện nay cĩ nhiều ngân hàng mới thành lập hoặc mở rộng qui mơ kinh doanh nên nguồn nhân lực của ngành bị thiếu hụt, vì thế đã xảy ra tình trạng lơi kéo các nhân viên của nhau. Thêm vào đĩ, cĩ nhiều định chế tài chính nước ngồi được phép thành lập và hoạt động với 100% vốn đầu tư theo cam kết gia nhập WTO của nước ta nên họ đang ra sức tìm kiếm tuyển dụng nhân sự cao cấp của các ngân hàng trong nước bằng các hình thức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt … dẫn đến hiện tượng thiếu hụt nguồn nhân sự giỏi ở các ngân hàng nội địa trong nước làm giảm cơ hội cho các ngân hàng trong nước trong quá trình cạnh tranh với nhau và với các ngân hàng nước ngồi. Do đĩ, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà ngân hàng coi trọng là yếu tố hàng đầu trong sự thành cơng của ngân hàng cũng như là mũi nhọn trong đối đầu cạnh tranh của mình.

d. Kinh nghiệm thị trường:

Các ngân hàng thương mại Việt nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên kinh nghiệm trong hoạt động là cịn rất khiêm tốn so với các ngân hàng nước ngồi đã cĩ quá trình phát triển hàng trăm năm. Việt Nam là một nước cĩ dân số trẻ, mức thu nhập ngày càng tăng song tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn cịn hạn chế, chính vì thế Việt Nam luơn được đánh giá là nước cĩ thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Do đĩ, cũng dễ hiểu khi hầu hết các NHTM hiện nay đều cĩ những chiến lược riêng và bước đi khác nhau để tấn cơng vào thị trường này.

Bên cạnh đĩ, một số ngân hàng bán buơn nay chuyển sang hình thức bán lẻ để phân tán rủi ro, phát triển dịch vụ ăn sâu vào khách hàng. Bằng chứng là các NHTM trong nước liên tục tạo thêm các tiện ích mới của các sản phẩm dịch vụ cộng với việc mở rộng các kênh phân phối truyền thống, lẫn phi truyền thống nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai.

Ngân hàng nơng nghiệp trước nay vẫn được biết đến như một một ngân hàng cho vay nơng nghiệp nơng thơn phục vụ khối dịch vụ bán lẻ như cho vay cá nhân, ngân hàng điện tử, chuyển tiền, … nhưng trong thời gian trở lại đây cũng liên tục cho ra đời và làm mới các sản phẩm phục vụ khối dịch vụ bán buơn như: cho vay doanh nghiệp lớn, đồng tài trợ các dự án mang tầm cỡ quốc gia …. Khi chuyển sang bán buơn các ngân hàng cĩ cơ hội tiếp xúc với phương pháp kinh doanh mới, tiềm năng phát triển tăng lên và giảm bớt chi phí quản lý.

Cịn đối với các NHTM khác như: VPBank, ACB, Techcombank, VIB... thì dường như bán lẻ là mục tiêu được xác định ngay từ những ngày đầu.

e. Qui mơ hoạt động:

Tỷ lệ người dùng các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam vẫn cịn khiêm tốn, là điều kiện các ngân hàng thể hiện khả năng tăng trưởng. Mặc dù cĩ nhiều dịch vụ cơ bản của ngân hàng được người tiêu dùng biết đến như tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm, ATM/thẻ ghi nợ và dịch vụ tín dụng, nhưng số người sử dụng các dịch vụ này vẫn cịn hạn chế.

Bảng 1.1: Mức độ sử dụng dịch vụ Ngân hàng ở một số nước năm 2011

Quốc gia Thái lan Trung Quốc Malayxia indonesia Philipin Ấn

độ Việt Nam

Tỷ lệ 72% 64% 78% 50% 45% 56% 20%

Trong đĩ: thẻ tín dụng 30% 21% 11% 6% 5% 2% 1%

(Nguồn: trang web masangroup.com)

“Dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng” được định nghĩa là những người trên 15 tuổi cĩ

quan hệ chính thức với một ngân hàng hoặc định chế tài chính thơng qua tài khoản tiết kiệm vàng lai, tài khoản thanh tốn, thẻ tín dụng hoặc kết hợp các hình thức này.

Người sử dụng dịch vụ ngân hàng quan tâm tới thủ tục đơn giản và nhanh chĩng, uy tín cùng với lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Vì thế, họ cũng cho rằng vẫn cĩ nhiều rào cản giữa người dùng và ngân hàng như: thủ tục phiền hà, hoặc việc địi hỏi các thơng tin về thu nhập và tình hình tài chính cũng khiến người dùng cảm thấy khơng thoải mái. Khu vực nơng thơn cũng là khu vực cĩ tiềm năng tăng trưởng. Hơn 2/3 dân số sống ở nơng thơn tuy cĩ mức thu nhập thấp hơn khu vực thành phố, nhưng mức tăng trưởng thu nhập ngày cĩ xu hướng tăng thêm. Nền kinh tế Việt nam hiện vẫn tồn tại nhiều bất ổn, nhưng ngân hàng giúp người dùng trãi nghiệm dễ dàng. Ngân hàng hiểu những nhu cầu của khách, ngân hàng đĩ sẽ cĩ chỗ đứng tốt và tiếp tục phát triển trong thời điểm hiện tại, thậm chí sẽ cịn mạnh hơn khi nền kinh tế đi vào ổn định.

f. Năng lực tài chính:

Năng lực tài chính là khả năng về tài chính để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, chủ yếu là cấp tín dụng, mức độ an tồn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Tốc độ phát triển của ngân hàng là rất lớn nhưng do hạn chế về vốn và quy mơ nên khả năng cung ứng vốn của NHTM cho nền kinh tế cịn nhỏ bé và phân tán. Năng lực tài

chính yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển tín dụng, đầu tư tài sản cố định, mở rộng mạng lưới …

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)