Định nghĩa và vai trò về tạo động lực làm việc của người lao động trong doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty khí việt nam (PVGAS) (Trang 26 - 28)

2.1. Định nghĩa và vai trò về tạo động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp doanh nghiệp

2.1.1. Định nghĩa về động lực và tạo động lực làm việc

Động lực làm việc: Theo Robbins (1998), “động lực làm việc là sự sẵn lòng,

sẵn sàng cống hiến mọi khả năng của mình để hướng tới hồn thành các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện với những nỗ lực của họ bỏ ra sẽ được tổ chức đáp ứng hay thỏa mãn một số nhu cầu nhất định theo khả năng của họ”. Theo wikipedia.org, “động lực là lý do cho hành động, sự sẵn lịng cống hiến vì mục tiêu chung của tổ chức, của mọi người, động lực xuất phát từ động cơ con người nhằm mong muốn có được một điều gì đó và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động như: Văn hóa, xã hội, các chế độ đãi ngộ...” Theo Pinder (2014), “động lực làm việc là tập hợp các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài của một cá nhân, chúng tạo lên, dẫn dắt và duy trì hành vi liên quan đến cơng việc, hành động của con người”.

Như vậy, động lực làm việc là những yếu tố tác động từ và bên ngoài ảnh hưởng đến mỗi cá nhân nhằm kích thích họ làm việc một cách hăng say, hiệu quả, sáng tạo để đạt được các mục tiêu của cá nhân cũng như tổ chức trong những điều kiện nhất định.

Tạo động lực làm việc: Theo Burton và Thakur (1995) cho rằng “nhiệm vụ của người quản lý có trách nhiệm tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và mục tiêu chung của tổ chức”.

Như vậy, tạo động lực làm việc là cá nhân hay tổ chức đưa ra các biện pháp, các chính sách, cơng cụ quản lý tác động hoặc gây ảnh hưởng đến các cá nhân, người lao động nhằm định hướng họ sẵn sàng đem kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệp và lòng nhiệt huyết cống hiến cho các cá nhân, tổ chức đó. Hay nói cách khác tạo động lực làm việc chính là các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao

2.1.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động

Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp, để đạt được điều này thì doanh nghiệp phải xây dựng các cơ chế chính sách, mơi trường làm việc... để nhằm thỏa mãn các nhu cầu làm việc của người lao động, qua đó giúp cho người lao động hăng say làm việc hơn, ln khơng ngừng sáng tạo, cống hiến hết mình đề đạt được các mục tiêu cá nhân, bộ phận và cuối cùng là mục tiêu của doanh nghiệp.

Như vậy, động lực làm việc có vai trị quan trọng đối với cả hai phía người lao động và phía doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp không chỉ nhận được thành quả cuối

cùng là tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp mà cái doanh nhiệp nhận được khi tạo động lực cho người lao động đó là sự gắn kết trong tồn thể người lao động, người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp, sẵn sàng đem cơng sức của mình ra để phục vụ doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển hơn nữa thông qua những sáng kiến, những ý tưởng do chính người lao động tạo dựng lên.

- Đối với người lao động: Việc doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động

trước hết giúp người lao động hiểu được tầm quan trọng của mình, biết được sự quan tâm từ phía ban lãnh đạo trong việc đáp ứng các nhu cầu để từ đó người lao động cảm thấy tự tin hơn, có trách nhiệm hơn, lao động hăng say hơn để hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận và của doanh nghiệp.

- Đối với xã hội: Khi người lao động được tạo động lực làm việc, đời sống vật

chất tinh thần của họ được đảm bảo, xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh, cuộc sống cá nhân và gia đình hạnh phúc, người lao động đóng góp cơng sức để phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp và nhiệm vụ cao cả hơn và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty khí việt nam (PVGAS) (Trang 26 - 28)