Bảng kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty khí việt nam (PVGAS) (Trang 82 - 86)

STT Biến độc lập Hệ số Beta

1 Được công nhận đầy đủ những việc đã làm 0.226

2 Lương cao 0.199

3 Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 0.161

4 Hỗ trợ từ cấp trên 0.144

5 Tự chủ trong công việc 0.133

6 Điều kiện làm việc 0.120

7 Gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới 0.115

8 Công việc ổn định 0.109

9 Công việc thú vị 0.094

10 Xử lý kỷ luật khéo léo 0.068

Biến phụ thuộc: Động lực làm việc

(Nguồn: Số liệu do tác giả tổng hợp, xử lý)

4.2. Một số giải pháp tạo động lực nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của người lao động tại PVGAS. việc của người lao động tại PVGAS.

Trong giai đoạn hiện nay, việc doanh nghiệp sở hữu đội ngũ người lao động chất lượng cao, luôn coi công việc là nhiệm vụ hàng đầu và hồn thành nó một cách xuất sắc đó là mục tiêu lớn của các doanh nghiệp, PVGAS cũng mong muốn như vậy, để đội ngũ người lao động PVGAS luôn tận tâm với công việc, lao động hăng

say, sáng tạo, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS, giải pháp cụ thể như sau:

4.2.1. Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động PVGAS thông qua yếu tố công nhận, khen thưởng yếu tố công nhận, khen thưởng

4.2.1.1. Nội dung giải pháp

Chính sách cơng nhận & khen thưởng được nhân viên PVGAS đánh giá ở nhóm quan trọng nhất đối với động lực làm việc, những nhân viên được khảo sát đại diện cho một bộ nhận nhân viên PVGAS mong muốn PVGAS có những cải tiến về phương pháp ghi nhận, đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ, nếu làm được điều này người lao động PVGAS sẽ trung thành hơn, làm việc sáng tạo hơn và đặc biệt là hiệu suất làm việc sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Ngồi ra, từ kết quả phân tích thực trạng kết hợp giữa đánh giá của người lao động và chính sách đánh giá, cơng nhận hiện tại PVGAS đang cịn tồn tại nhiều hạn chế phải kể đến như:

- Cơ chế đánh giá, ghi nhận kết quả thực hiện cơng việc theo hình thức cảm tính, phụ thuộc vào người quản lý trực tiếp.

- Bảng mục tiêu thực hiện công việc chưa sử dụng làm công cụ đánh giá thực hiện công việc người lao động;

- Công tác khen thưởng chưa kịp thời, vẫn mang tính hình thức. - Khó tăng lương;

- Thời gian xét tăng lương dài;

- Các khoản phụ cấp theo lương còn thấp so với mức độ nguy hiểm, độc hại tại các cơng trình khí.

Để khắc phục những hạn chế này, tác giả đưa ra giải pháp cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPIs)

Giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPIs) đã được PVGAS triển khai áp dụng từ 2016, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại PVGAS

mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng kế hoạch thực hiện cho các đơn vị chính mà chưa thực hiện việc áp dụng và đánh giá chi tiết kết quả thực hiện công việc dựa trên các chỉ tiêu đăng ký KPIs của từng nhân viên.

a. Hồn thiện quy trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc

Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện 2 lần trong 1 năm (sáu tháng đầu năm và cả năm), kết quả đánh giá chưa thực sự căn cứ vào bảng KPIs cá nhân mà vẫn dừng lại ở việc đánh giá cảm tính, do vậy chưa thể ghi nhận chính xác những việc nhân viên làm nên chưa có cơ chế hỗ trợ kịp thời những người hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Để đảm bảo cơng bằng, chính xác trong việc đánh giá, ghi nhận kết quả thực hiện công việc của nhân viên, tác giả đưa ra biện pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa trên bảng chỉ tiêu đăng ký KPIs hàng năm của nhân viên trên cơ sở bảng mục tiêu thực hiện công việc, điều kiện thực tế:

Phân định trách nhiệm thực hiện

Ban Tổ chức Nhân Sự:

- Chủ trì xây dựng, cập nhật sửa đổi và hướng dẫn thực hiện Quy trình “Xây dựng và áp dụng KPIs vào đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng KPIs” cho các tập thể, cá nhân trong toàn TCT;

- Hướng dẫn, đôn đốc việc xây dựng và đăng ký mục tiêu hàng kỳ cấp Đơn vị; - Hướng dẫn, đôn đốc việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng KPIs

cho cấp Đơn vị, Trưởng/Phó đơn vị và tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, đăng ký KPIs, đánh giá kết quả thực hiện KPIs cho các Bộ phận, cá nhân thuộc Đơn vị.

Ban Kế hoạch

- Chủ trì hướng dẫn, đơn đốc các Đơn vị đăng ký mục tiêu/chỉ tiêu liên quan đến kế hoạch của Đơn vị;

- Xem xét và cho ý kiến về các mục tiêu/chỉ tiêu kế hoạch mà Đơn vị đăng ký đảm bảo các mục tiêu/chỉ tiêu kế hoạch này phù hợp với mục tiêu/chỉ tiêu kế hoạch chung của TCT;

- Xem xét thẩm định kết quả chấm điểm kết quả thực hiện mục tiêu/chỉ tiêu kế hoạch của Đơn vị;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

Ban An Tồn Sức Khỏe Mơi Trường

- Chủ trì hướng dẫn, đơn đốc các Đơn vị đăng ký mục tiêu liên quan đến hoạt động an toàn;

- Xem xét và cho ý kiến về các mục tiêu/chỉ tiêu mà Đơn vị đăng ký đảm bảo các mục tiêu/chỉ tiêu này phù hợp với mục tiêu/chỉ tiêu an toàn chung của TCT;

- Xem xét thẩm định kết quả chấm điểm kết quả thực hiện mục tiêu/chỉ tiêu an toàn của Đơn vị;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

Các Ban chuyên môn thuộc Cơ quan khối điều hành

- Xem xét góp ý việc xây dựng KPIs, đánh giá kết quả thực hiện KPIs của các Đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

Các Đơn vị trực thuộc

- Xây dựng, đăng ký Mục tiêu, KPIs của tập thể Đơn vị;

- Xây dựng, giao KPIs và đánh giá kết quả thực hiện bằng KPIs cho các Bộ phận thuộc Đơn vị và các cá nhân CBCNV trong Đơn vị;

- Tự chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng KPIs của các tập thể và cá nhân.

Người lao động

- Thực hiện việc rà soát lại bảng mục tiêu thực hiện công việc;

- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thống nhất đưa ra các chỉ tiêu xây dựng KPIs của cá nhân;

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy định.  Mục tiêu của đơn vị, bộ phận, cá nhân Nguyên tắc áp dụng:

KPIs chung của đơn vị bao gồm:

- KPIs thực hiện kế hoạch SXKD (KPIs_SXKD). - KPIs thực hiện cơng tác an tồn (KPIs_AT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty khí việt nam (PVGAS) (Trang 82 - 86)