Các hình thức vận chuyển, giao nhận được sử dụng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 90 - 91)

* Nguồn: Ken Research, Ipost Business Consulting analysis, 2018

Theo Cục TMĐT và kinh tế số Việt Nam, vận chuyển và giao hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Do đó, các nhà bán lẻ TMĐT nhận thấy việc phát triển hệ thống logistics là nhân tố không thể thiếu trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng trong vấn đề giao nhận hàng hóa, ví dụ như nhu cầu về tốc độ giao hàng. Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ TMĐT phát triển bộ phận logistics của riêng mình để hồn thiện các đơn đặt hàng, bên cạnh việc dựa vào các đối tác 3PL để đạt hiệu quả chi phí. Ví dụ như, Lazada và Tiki là hai sàn TMĐT lớn đã thể tự hồn thiện đơn hàng (fulfillment) của mình, thơng qua Lazada E-Logistics Express và Tiki Now, bao gồm nhập kho, đóng gói và vận chuyển. Lazada đã đầu tư vốn rất mạnh để phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm tăng công suất, mở rộng cơ sở vật chất. Gần đây, Lazada E-Logistics Express đã hoàn thành trung tâm phân loại thứ hai tại Hà Nội, sau trung tâm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (RongViet Research, 2019).

Bên cạnh đó, một số trang TMĐT B2C lớn như Thegioididong, Dienmayxanh, FPTshop và Nguyễn Kim cũng đã tự thực hiện việc giao hàng nhờ vào độ bao phủ lớn từ mạng lưới các cửa hàng của họ. Trong khi đó, các trang web C2C hàng đầu như Shopee, Sendo lại cung cấp dịch vụ giao hàng chủ yếu thơng qua các đối tác vận chuyển 3PL của mình, chẳng hạn như giaohangtietkiem và DHL eC Commerce.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w