Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 95 - 99)

Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng e-logistics tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong những năm qua, kết hợp với cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược và mục tiếu kế hoạch phát triển e-logistics của TP.Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung, nghiên cứu tổng kết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại TP.Hồ Chí Minh như sau:

Điểm mạnh, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm mạnh của e-logistics tại TP HCM gồm:

- S1. TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số TMĐT và đứng đầu cả nước về sản lượng dịch vụ thương mại điện tử (e-logistics).

- S2. Hệ thống thanh toán điện tử đa dạng với Phương thức giao dịch (trên website, smarphone,...) đa dạng trong giao dịch, cùng Hệ thống mạng lưới thanh toán tích hợp (với hệ thống ngân hàng phủ khắp).

- S3. Mạng lưới tổ chức DN ngành tập trung và phát triển với số lượng DN tham gia ngành ngày càng cao, Hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng.

- S4. Vị trí địa lý thuận lợi, TP HCM trở thành cửa ngõ xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) quan trọng của cả khu vực phía nam. thành phố luôn dẫn đầu vùng KTTĐ phía nam và cả nước về logistics. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của thành phố chiếm 40% của vùng KTTĐ phía nam; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt gần 75% của vùng KTTĐ phía nam và hơn 20% của cả nước.

Điểm yếu, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM gồm:

- W1. Nguồn nhân lực cho ngành còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn so với nhu cầu phát triển của ngành.

- W2. Công tác Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chưa hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo, thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với DN ngành.

- W3. Cách thức tổ chức Mô hình kết nối e-logistics chưa rõ ràng và hiệu quả vì Quy trình phân phối HH/DV kết hợp e-logistics (giữa TMĐT và logistics) chưa được xây dựng.

- W4. Mức độ hài lòng của người mua trực tuyến còn hạn chế, đặc biệt là Độ tin cậy khách hàng giao dịch trực tuyến.

Cơ hội, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM gồm:

- O1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho e-logistics; Theo đó, các Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nước; “Số hóa” của Bộ Thông tin và Truyền thông; “Đổi mới công nghệ” của Bộ Khoa học & Công nghệ… Với Công nghệ thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR) giúp kết nối thế giới thực và ảo trong e-logistics; nâng hiệu quả, giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa việc huấn luyện và sử dụng nhân lực; Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT) mang lại cơ hội lớn trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la cho logistics, sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình e-logistics.

- O2. TP.Hồ Chí Minh đề ra Định hướng mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 – 2030, gồm: Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2026 – 2030... Tạo cơ hội cho dịch vụ hậu cần TMĐT (e- logistics) phát triển.

- O3. Công nghệ và bảo mật được tập trung phát triển, giúp Ứng dụng mua sắm trực tuyến dễ dàng và Kết nối đa phương thức e-logistics phát triển nhanh kéo theo kênh bán hàng TMĐT bao phủ rộng khắp với mạng lưới logistics và chuyển phát nhanh tăng trưởng.

- O4. E-logistics cải tiến chất lượng dịch vụ, hoạt động giao hàng để giảm thiểu chi phí cho hệ thống logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm, thu hút người mua nhiều hơn do yếu tố giá rẻ, khuyến khích giao dịch trực tuyến TMĐT tăng...

Thách thức, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM gồm:

- T1. Ngành e-logistics còn non trẻ với Tình trạng thiếu đồng bộ của kết cấu hạ tầng cho ngành đã hạn chế sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là chưa kể vấn đề hệ thống pháp luật vẫn còn chưa thật sự rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo. Vẫn chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý liên quan.

- T2. Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng chưa đảm bảo niềm tin cho khách hàng, với Tính an toàn, độ bảo mật thông tin khách hàng chưa được quan tâm, Thủ tục xử lý vi phạm bản quyền và lộ bí mật thông tin gia tăng nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

- T3. chưa có trung tâm logistics đáp ứng tiêu chí và phương án quy hoạch theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- T4. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, ảnh hưởng việc khai thác thế mạnh các cảng biển của thành phố. Điều này dẫn đến việc ùn tắc hàng hóa tại các cảng và tình trạng kẹt xe tại các tuyến đường giao thông ra, vào các cảng.

Ma trận SWOT – Tìm giải pháp chiến lược:

Dựa vào các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ hậu cần TMĐT (e-logistics). Qua đó, ta xây dựng được 04 nhóm chiến lược chính sau:

Bảng 5.1. Ma trận SWOT xác định các chiến lược

SWOT MATRIX

OPPORTUNITIES

O1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho e-logistics; CN thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR) kết nối e-logistics..

O2. Định hướng mục tiêu của TP.HCM 2026 – 2030, về: Tốc độ tăng trưởng bán lẻ HH/DV... cơ hội e-logistics.

O3. CN bảo mật, Ứng dụng Kết nối mạng lưới logistics và chuyển phát nhanh tăng trưởng.

O4. E-logistics cải tiến giao hàng,.. khuyến khích giao dịch trực tuyến TMĐT tăng... STRENGHTS S1. TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số TMĐT và sản lượng DV e-logistics. S2. HT thanh toán điện tử đa dạng, cùng HT mạng lưới thanh toán tích hợp. S3. Mạng lưới DN ngành tập trung và phát triển, với Hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng. S4. Vị trí địa lý thuận lợi, TP HCM luôn dẫn đầu vùng KTTĐ phía nam và cả nước về logistics. CHIẾN LƯỢC SO:Sử dụng các thế mạnh để tận dụng các cơ hội  S1S2-O3O4: Xây dựng mô hình e- logistics với sự kết nối hoạt động TMĐT với logitics đa phương thức trong xu thế CMCN 4.0  S3S4-O1O2: Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng KHCN theo xu hướng hình thành ngành e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho DN e-logistics và khuyến khích các DN công nghệ cao tham gia..

WEAKS

W1. NNL ngành thiếu về lượng, yếu về chất so nhu cầu phát triển của ngành. W2. Đào tạo NNL ngành chưa hiệu quả, do thiếu liên kết với DN ngành. W3. Tổ chức Mô hình kết nối e-logistics chưa rõ ràng, kết hợp e-logistics chưa xây, chưa hiệu quả. W4. Mức độ hài lòng của người mua trực tuyến còn hạn chế, Độ tin cậy giao dịch trực tuyến còn yếu.

CHIẾN LƯỢC WO: nhằm vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội

 W1W2-O2O4: Phát triển mô hình liên kết hai chiều giữa DN ngành và cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và chuẩn hóa chương trình đào tạo e-logistics.

 W3W4-O1O3: Đầu

tư CN thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR) kết nối e-logistics.. Nhằm tăng cường độ tin cậy trong giao dịch trực tuyến. THREATS T1. E-logistics non trẻ; Tình trạng thiếu đồng bộ kết cấu hạ tầng;HT pháp luật chưa rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo... T2. Sở hữu trí tuệ và bảo vệ NTD chưa đảm bảo; Xử lý vi phạm gia tăng nhưng chưa xử lý dứt điểm. T3. chưa có trung tâm logistics đáp ứng tiêu chí theo Quy hoạch phát triển TT logistics..

T4. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; ùn tắc hàng hóa tại các cảng, kẹt xe.. là trở ngại lớn với e-logistics.

CHIẾN LƯỢC ST: dựa trên ưu thế để tránh các nguy cơ

 S1S4-T1T3: Xây

dựng Trung tâm

Logistics, kết hợp với hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng e-logistics.

 S2S3-T2T4: Khai

thác mạng lưới DN ngành tập trung, với hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành.

CHIẾN LƯỢC WT: vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm đê tránh các nguy cơ

 W1W2-T1T2: Đẩy

mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành.., bồi dưỡng nhân lực tại DN.

 W3W4-T3T4: Nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ bằng ứng dụng CNTT trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng e- logistics; tích hợp sâu các dịch vụ e-logistics ..

Dựa trên kết quả nghiên cứu elogistics chịu ảnh hưởng bởi 07 nhóm yếu tố tác động lần lượt là: 1) Nhận thức của khách hàng; 2) Công nghệ và bảo mật; 3) Hạ tầng pháp lý; 4) Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng; 5) Hệ thống thanh toán điện tử; 6) Nguồn nhân lực; 7) Tổ chức và quản trị; Cùng với việc phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu đề ra một số giải pháp chiến lược cho phát triển dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại TP. Hồ Chí Minh như sau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w