Các yếu tố tác động và trở ngại khi mua sắm trực tuyến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 91)

* Nguồn: Cục TMĐT và Kinh tế số, 2018

3PL phục vụ đặc biệt cho TMĐT không chỉ bao gồm các DN bưu chính truyền thống mà cả các DN khởi nghiệp và các DN hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống cũng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ logistics tập trung thị trường này để trở nên phù hợp hơn với cuộc chơi. Với phạm vi hoạt động lớn của mạng lưới bưu cục hiện hữu trên toàn quốc và năng lực hoạt động cao (cơ sở hạ tầng và nhân lực), họ thường thực hiện các đơn đặt hàng trên quy mơ rộng (tồn quốc và cả quốc tế) và đưa ra mức giá cạnh tranh nhất. Tuy nhiên, tốc độ giao hàng trong các thành phố đơ thị có vẻ chậm hơn so với các công ty start-up được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ. Phần lớn nguồn lực của các công ty này vẫn chủ yếu vẫn phục vụ dịch vụ chuyển phát nhanh thơng thường trong khi đóng góp từ phục vụ các sàn TMĐT chưa thực sự đáng kể. Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng điểm mấu chốt để có thể tận dụng được đà tăng trưởng này là họ phải đầu tư và nhanh chóng áp dụng cơng nghệ vào hệ thống khổng lồ của họ để tối ưu hóa hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường này (RongViet Research, 2019).

Trong vài năm qua, nhiều start-up giao nhận có định hướng phục vụ TMĐT đã tham gia vào thị trường. Bằng cách sử dụng cách tiếp cận tập trung vào cơng nghệ và có

sự hỗ trợ tài chính lớn từ các nhà đầu tư, những người chơi này đang cố gắng phát triển nhanh nhất có thể. Họ sẵn sàng chịu lỗ trong một vài năm để đổi lấy việc giành thị phần. Các nỗ lực phát triển được chứng kiến thông qua việc xây dựng hệ thống kho, đội chuyển phát xe máy, xe tải và đặc biệt là áp dụng mơ hình điểm lấy hàng. Mơ hình này được thiết kế để khách hàng nhận/gửi đơn đặt hàng từ một địa điểm được chỉ định bất cứ lúc nào, mà khơng phải chờ để nhận / gửi hàng. Mơ hình này đang được áp dụng bởi Giao hàng nhanh, một trong những start-up đi đầu trong ngành, thông qua việc xây dựng mạng lưới các điểm lấy hàng trong các cửa hàng tiện lợi như Shop & go, Circle K, Vinmart +. Với chiến lược này, các công ty khởi nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình thơng qua mạng lưới của các nhà bán lẻ mà không tốn quá nhiều tiền để xây dựng các bưu cục (30).

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt công nghệ, các công ty này dường như vượt trội hơn các cơng ty bưu chính truyền thống tại các đơ thị lớn như TP HCM, Hà Nội trong thời gian giao hàng với qua các dịch vụ được tối ưu hóa, như: đảm bảo thời gian giao hàng, giao hàng trong ngày. Do thiếu mạng lưới toàn quốc, vấn đề đối với những cơng ty này là duy trì hiệu quả chi phí trong khi vẫn phải đảm bảo giá cả cạnh tranh khi nhân rộng hoạt động để tiếp cận khách hàng ở nông thôn. Hiện tại, các start-up vẫn phải hợp tác với các cơng ty bưu chính truyền thống để thực hiện các đơn đặt hàng của các tuyến liên thành phố hoặc các khu vực nông thôn. Điều này phản ánh vào mức giá cao hơn của các đơn đặt hàng này

(RongViet_Research, 2019).

Chính phủ bằng Quyết định 200/QĐ-TTg, ngày 14/02/2017, V/v: Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, với 06 nhóm mục tiêu chiến lược: 1) Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngồi dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên; 2) Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực… Cùng

30RongViet_Research, 2019). Các cơng ty logistics chính phục vụ thị trường e-commerce tại Việt Nam. Nguồn: https://vlstock.com/2019/01/08/cac-cong-ty-logistics-chinh-phuc-vu-thi-truong-e-commerce-tai-viet-nam/. Truy cập lúc: 10:05 08/01/2019

với 06 nhóm nhiệm vụ cụ thể: 1) Hồn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; 2) Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics… (31)

Các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển TMĐT:  Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/11/2015;

 Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

 Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;

 Căn cứ Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia;

 Căn cứ Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020;

Trong khuôn khổ diễn đàn “Thương mại điện tử Việt Nam 2018” vừa diễn ra tại Hà Nội, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đã công bố chỉ số TMĐT Việt Nam 2018. Theo đó, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số TMĐT với 82,1 điểm tổng hợp, cao hơn 3,5 điểm so với năm 2017. Biểu đồ các chỉ số thành phần của TP.HCM phản ánh mức độ phân cách lớn so với mức trung bình của cả nước, đặc biệt với 2 chỉ số thành phần là hạ tầng cùng nguồn nhân lực và giao dịch TMĐT DN với DN (B2B) còn hạn chế…(Hiệp hội TMĐT

Việt Nam – VECOM, 2018).

Số liệu từ Sở Công thương TP.HCM ghi nhận doanh thu TMĐT năm 2017 ước đạt gần 54.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 20%, chiếm 5,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại TPHCM. Hiện Sở Công thương TPHCM đã sử dụng phần mềm chuyên dụng kiểm tra 216.245 tên miền thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân cư trú trên địa bàn thành phố (do Trung tâm Internet Việt Nam và Sở Thơng tin và Truyền thơng cung cấp); qua đó xác định có 127.099 website hoạt động, tăng 31% so với năm 2016

31Chính phủ (2017). Quyết định 200/QĐ-TTg, ngày 14/02/2017, V/v: Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao

(96.658 website), trong đó có khoảng 61.000 website TMĐT hoạt động ổn định theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ… (32).

Cơng ty nghiên cứu thị trường Asia Plus vừa công bố một báo cáo chuyên sâu về tình hình phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018 so với các năm 2016 và 2017. Nghiên cứu này được thực hiện thường niên với mẫu khảo sát hơn 1,000 người tại hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo nghiên cứu này, sự thâm nhập của TMĐT hiện đạt tới 80%, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức... (33).

TP.Hồ Chí Minh có hệ thống logistics phát triển và có tầm quan trọng nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, TP.HCM cần nhanh chóng xây dựng chương trình phát triển logistics trở thành ngành kinh tế chủ lực,… (34).

TP.Hồ Chí Minh đề ra Định hướng mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 – 2030, gồm: 1) Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2026 - 2030 đạt 6,82% đến 9,06%/năm; 2) Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GRDP đạt khoảng 15%, tỷ lệ dịch vụ logistics th ngồi khoảng 65%, góp phần kéo giảm chi phí logistics của tồn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 15% - 17% (35).

Trước đó, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 6485/QĐ-UBND, ngày 12/12/2016, về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau (36):

1) Về quy mô thị trường: a) Tối thiểu 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; b) 50% cá nhân, hộ gia đình sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong 32Phúc Khang (2018). Xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong TMĐT. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online. Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/281713/Xay-dung-niem-tin-cho-nguoi-tieu-dung-trong-TMDT.html. Truy cập lúc: 15/11/2018, 16:36

33Kurokawa Kengo (2018). Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2018. BRANDS Việt Nam. Nguồn: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/13609-Nhung-xu-huong-noi-bat-trong-thi-truong- thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-2018. Truy cập lúc: 18/12/2018, 12:36

34Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam – VLA (2018). Thực trạng & giải pháp phát triển ngành

logistics TP. HCM. Văn kiện Hội nghị thông báo về Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến

năm 2025, định hướng 2030, ngày 20/03/2018

35HĐND TP.Hồ Chí Minh (2017). Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND, V/v: Thông qua quy hoạch phát triển

ngành thương mại TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

36UBND TP.Hồ Chí Minh (2016). Quyết định số 6485/QĐ-UBND, ngày 12/12/2016, về Kế hoạch tổng thể

mua sắm, tiêu dùng; c) Doanh số giao dịch TMĐT loại hình DN - người tiêu dùng (B2C) tăng bình quân 20%/năm; chiếm tối thiểu 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; d) Giá trị giao dịch TMĐT của DN xuất nhập khẩu trên địa bàn chiếm 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

2) Về ứng dụng TMĐT trong DN: a) 50% DN có trang thơng tin điện tử, cập nhật thường xun thơng tin giới thiệu, bán sản phẩm của DN; b) 80% DN thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử; c) 100% siêu thị, TTTM và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt; d) 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông chấp nhận thanh tốn hóa đơn của khách hàng bằng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt; e) Hình thành từ 02 đến 03 DN kinh doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín trong khu vực Đơng Nam Á.

3) Về ứng dụng TMĐT trong cơ quan nhà nước: a) Tối thiểu 70% cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực kinh tế được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về TMĐT; b) 100% công chức trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về TMĐT được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành; c) 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, 4 đối với danh mục nhóm các dịch vụ cơng được ưu tiên theo Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng e-logistics tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong những năm qua, kết hợp với cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược và mục tiếu kế hoạch phát triển e-logistics của TP.Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung, nghiên cứu tổng kết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại TP.Hồ Chí Minh như sau:

Điểm mạnh, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm mạnh của e-logistics tại TP HCM

gồm:

- S1. TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số TMĐT và đứng đầu cả nước về sản lượng dịch vụ thương mại điện tử (e-logistics).

- S2. Hệ thống thanh toán điện tử đa dạng với Phương thức giao dịch (trên website, smarphone,...) đa dạng trong giao dịch, cùng Hệ thống mạng lưới thanh tốn tích hợp (với hệ thống ngân hàng phủ khắp).

- S3. Mạng lưới tổ chức DN ngành tập trung và phát triển với số lượng DN tham gia ngành ngày càng cao, Hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng.

- S4. Vị trí địa lý thuận lợi, TP HCM trở thành cửa ngõ xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) quan trọng của cả khu vực phía nam. thành phố ln dẫn đầu vùng KTTĐ phía nam và cả nước về logistics. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của thành phố chiếm 40% của vùng KTTĐ phía nam; khối lượng ln chuyển hàng hóa đạt gần 75% của vùng KTTĐ phía nam và hơn 20% của cả nước.

Điểm yếu, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM

gồm:

- W1. Nguồn nhân lực cho ngành còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chun mơn so với nhu cầu phát triển của ngành.

- W2. Công tác Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chưa hiệu quả, do thiếu kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo, thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với DN ngành.

- W3. Cách thức tổ chức Mơ hình kết nối e-logistics chưa rõ ràng và hiệu quả vì Quy trình phân phối HH/DV kết hợp e-logistics (giữa TMĐT và logistics) chưa được xây dựng.

- W4. Mức độ hài lòng của người mua trực tuyến còn hạn chế, đặc biệt là Độ tin cậy khách hàng giao dịch trực tuyến.

Cơ hội, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM gồm:

- O1. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là cơ hội cho e-logistics; Theo đó, các Đề án “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nước; “Số hóa” của Bộ Thơng tin và Truyền thông; “Đổi mới công nghệ” của Bộ Khoa học & Công nghệ… Với Công nghệ thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR) giúp kết nối thế giới thực và ảo trong e-logistics; nâng hiệu quả, giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa việc huấn luyện và sử dụng nhân lực; Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT) mang lại cơ hội lớn trị giá 1,9 nghìn tỷ đơ la cho logistics, sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình e-logistics.

- O2. TP.Hồ Chí Minh đề ra Định hướng mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 – 2030, gồm: Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2026 – 2030... Tạo cơ hội cho dịch vụ hậu cần TMĐT (e- logistics) phát triển.

- O3. Công nghệ và bảo mật được tập trung phát triển, giúp Ứng dụng mua sắm trực tuyến dễ dàng và Kết nối đa phương thức e-logistics phát triển nhanh kéo theo kênh bán hàng TMĐT bao phủ rộng khắp với mạng lưới logistics và chuyển phát nhanh tăng trưởng.

- O4. E-logistics cải tiến chất lượng dịch vụ, hoạt động giao hàng để giảm thiểu chi phí cho hệ thống logistics nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm, thu hút người mua nhiều hơn do yếu tố giá rẻ, khuyến khích giao dịch trực tuyến TMĐT tăng...

Thách thức, Từ kết quả phân tích và nghiên cứu thực trạng các điểm yếu của e-logistics tại TP HCM

gồm:

- T1. Ngành e-logistics còn non trẻ với Tình trạng thiếu đồng bộ của kết cấu hạ tầng cho ngành đã hạn chế sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là chưa kể vấn đề hệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w