CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh
5.2.2. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo xu hướng hình thành ngành
ngành e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp e-logistics và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao tham gia.
Thực hiện Kết luận 241-KL/TU ngày 20-11-2017 của Thành ủy về Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành ĐTTM giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025” (gọi tắt là Đề án), Ban cán sự Đảng UBND TP đã chỉ đạo UBND TP triển khai Quyết định 6179/QĐ-UBND ngày 23-11-2017, phê duyệt Đề án và các kế hoạch xây dựng 4 Trung tâm: Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành ĐTTM, Trung tâm an toàn thông tin, Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP. Cho đến nay tiến độ triển khai các kế hoạch xây dựng 4 Trung tâm được tiếp tục triển khai khá đồng bộ.Từ chủ trương của UBND TP.HCM về ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho e-logistics và CN bảo mật, Ứng dụng Kết nối mạng lưới logistics và chuyển phát nhanh tăng trưởng… (37).
Trong lĩnh vực logistics, Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng có cơ hội kế thừa và ứng dụng những công nghệ sau đây để tạo ra sự bứt phá trong e-logistics; Tự động hóa và robotics: sẽ giúp giảm thiểu tối đa các lỗi phát sinh trong quy trình logistics và nâng cao năng suất lao động lên một tầm mới. Khái niệm “cobot” –
37UBND TP.Hồ Chí Minh (2017). Quyết định 6179/QĐ-UBND ngày 23-11-2017, phê duyệt Đề án và các kế
hoạch xây dựng 4 Trung tâm: Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành ĐTTM, Trung tâm an toàn thông tin, Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP.Hồ Chí Minh
collobarative robot (Robot cộng tác với con người) ra đời giúp giải phóng sức lao động của con người khỏi các công việc mang tính thủ công, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc thông qua tự động hóa (38).
Đầu tư công nghệ Thực tế ảo (VR - Virtual Reality) & Thực tế tăng cường (AR - Augmented Reality) kết nối e-logistics.. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động e- logistics, tối ưu hoá qua trình, qua đó tăng cường độ tin cậy trong giao dịch trực tuyến (Bảng 5.1).
VR là một hệ thống mô phỏng trong đó đồ họa máy tính được sử dụng để tạo ra một thế giới “như thật”. Thế giới “nhân tạo” này lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn (tín hiệu vào) của người sử dụng (nhờ hành động, lời nói,..). Đặc tính quan trọng nhất của VR là tương tác thời gian thực. Tức là khả năng nhận biết thế giới thực gần trùng khít với thế giới ảo, thậm chí AR còn phong phú hơn. Hệ thống VR có 5 thành phần: (1) Phần mềm (SW), (2) Phần cứng (HW), (3) Mạng liên kết, (4) Người dùng, (5) Các ứng dụng. Trong đó, SW, HW và các ứng dụng là quan trọng nhất. Được biết, ngay từ năm 2011, Bộ Tài chính Việt Nam đã cho thử nghiệm công nghệ “ảo hóa” máy chủ để nâng cao hiệu quả của hệ thống máy chủ của ngành (Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic, 2018).
AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo. Trong logistics, công nghệ này có thể giúp công nhân nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó đẩy nhanh thời gian làm hàng. DHL đã thử nghiệm AR ở châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách trang bị cho công nhân kho hàng kính thông minh AR, giúp nhận diện các món hàng theo thời gian thực, trên đó hiển thị tuyến đường tối ưu để thu gom đơn hàng, giúp giảm thời gian trong kho hàng. Ngoài ra, công nhân không cần phải scan các gói hàng, chiếc kính có thể làm thay họ. Lợi ích của AR bao gồm nâng hiệu quả, giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa việc huấn luyện và sử dụng nhân lực. Tuy vẫn tồn tại một số vấn đề kỹ thuật trong việc sử dụng các thiết bị AR như hiệu suất, tuổi thọ pin, kích thước và khối lượng nhưng các nhà phân tích cho rằng những rào cản kỹ thuật này sẽ được giải quyết trong vòng một vài năm tới (Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic, 2018).
38Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho e- logistics. Trang thông tin điện tử - Logistics Việt Nam. Nguồn: http://logistics.gov.vn/elogistics/cach-mang- cong-nghiep-4-0-va-co-hoi-cho-e-logistics. Truy cập lúc 15/10/2018 14:36.
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT – Internet Of Thing), có thể được tích hợp trong kho bãi thông qua các cảm biến cài đặt tại các kệ, hàng hóa. Thông tin về vị trí, tình trạng đơn hàng, khối lượng sẽ được cập nhật theo thời gian thực từ các pallet (tấm kê hàng), gửi tới hệ thống quản lý kho bãi (WMS), giúp giảm nhẹ các công việc tiêu tốn nhiều thời gian như kiểm đếm. Các máy quay gắn ở cổng có thể được dùng để phát hiện các hỏng hóc và theo dõi lỗi hàng (39).
Theo Gartner, ước tính đến năm 2020, sẽ có hơn 50 tỷ đồ vật được kết nối với Internet, mang lại cơ hội lớn trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la cho logistics. Như vậy, IoT sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình logistics. IoT cũng mang lại giải pháp tốt hơn trong việc quản lý đội xe giao hàng bằng cách tối ưu hóa thời gian trống của xe hoặc đưa ra các dự báo bảo trì xe tự động dựa trên các cập nhật từ cảm biến gắn trên xe. IoT đem tới một giải pháp giao hàng toàn diện cho người tiêu dùng thông qua năng lực giao hàng thông minh, ví dụ như trường hợp giao hàng tới tận cốp xe của khách hàng thông qua mã code mã hóa hoặc khóa thông minh của Amazon (Lê Hà (2018).
Song hành cùng IoT, những công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới logistics còn bao gồm dữ liệu lớn (Big Data) và AI bởi lượng dữ liệu khổng lồ phát sinh trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu lớn giúp tối ưu năng lực, nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu rủi ro và tạo ra mô hình kinh doanh mới. Thêm nữa, dữ liệu lớn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, chất lượng quá trình, hiệu suất để tăng tốc độ và minh bạch trong việc ra quyết định, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của DN (Lê Hà (2018).
Bên cạnh đó công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phát triển năng lực tự học, phục vụ việc phân tích và đưa ra những dự đoán trong ngành. Do vậy, cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng KHCN, bắt kịp trình độ quốc tế, theo xu hướng hình thành ngành e-logistics. TP.Hồ Chí Minh cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho DN e-logistics và chính sách khuyến khích các DN công nghệ cao có hình thức cho thuê, để các DN ngành không phải đầu tư lớn ban đầu cho công nghệ (Bảng 5.1).
Qua đó, nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng e-logistics; tích hợp sâu các 39Lê Hà (2018). Internet vạn vật thúc đẩy cuộc "cách mạng" trong ngành Dịch vụ logistics thế nào?. Tạp chí Tài chính. Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/internet-van-vat-thuc-day-cuoc-cach-mang- trong-nganh-dich-vu-logistics-the-nao-307512.html. Truy cập lúc: 17:31 25/05/2019.
dịch vụ e-logistics với các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước (Bảng 5.1).