Nội dung, yếu tố nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 44)

Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, đặc biệt các nghiên cứu của các tác giả Trần Phương Nam (2014); Nguyễn Anh Dương (2014); Nghiên cứu của Julien Brun (2015), cùng các ngiên cứu của Garadahew.W. (2010) và Hord, J. (2005),… Tác giả đã đề xuất nội dung nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử - e-logistics bao gồm:

(1) Nhận thức của khách hàng, bao gồm các thang đo giả định như: Nhu cầu mua sắm và giao dịch trực tuyến - H11; Kiểm định chất lượng hàng hoá và dịch vụ giao dịch trực tuyến - H12; Mức độ hài lòng của người mua hàng hoá và dịch vụ trực tuyến - H13; Độ tin cậy của khách hàng giao dịch trực tuyến - H14.

(2) Công nghệ và bảo mật, gồm các thang đo: Hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng - H21; Ứng dụng mua sắm trực tuyến dễ dàng - H22; Khả năng kết nối đa phương thức của e-logistics - H23; Khả năng định vị giao dịch trực tuyến - H24; Khả năng bảo mật thông tin giao dịch trực tuyến - H25;

(3) Hạ tầng pháp lý, gồm các thang đo: Luật về giao dịch điện tử - H31; Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử - H32; Thông tin dữ liệu và chữ ký điện tử - H33; Thủ tục giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm - H34;

(4) Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng, gồm các thang đo: Hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng - H41; Tính an toàn và độ bảo mật thông tin khách hàng - H42; Thương hiệu và nhãn hiệu của nhà cung cấp - H43; Thủ tục xử lý vi phạm bản quyền và lộ bí mật thông tin - H44;

giao dịch - H51; Hình thức thanh toán phù hợp với khách hàng - H52; Công nghệ hỗ trợ thanh toán đa năng - H53; Hệ thống mạng lưới thanh toán tích hợp - H54;

(6) Nguồn nhân lực, gồm các thang đo: Số lượng nguồn nhân lực của ngành - H61; Trình độ nguồn nhân lực của ngành - H62; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành - H63; Tính chuyên nghiệp của nhân lực ngành - H64;

(7) Tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng, gồm các thang đo: Mạng lưới tổ chức trong các doanh nghiệp ngành - H71; Mô hình kết nối e-logistics - H72; Quy trình phân phối hàng hoá kết hợp dịch vụ logistics - H73; Quản trị kênh phân phối e-logistics - H74;

(7) Tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng

(6) Nguồn nhân lực

(5) Hệ thống thanh toán điện tử

(1) Nhận thức của khách hàng E-logistics (2) Công nghệ và bảo mật (3) Hạ tầng pháp lý (4) Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng

Hình 2.3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình e-logistics

* Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Trần Phương Nam (2014); Nguyễn Anh Dương (2014) và Julien Brun (2015)

Tóm tắt chương 2

Trong Chương 2, đề tài đã trình bày nội dung giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của đề tài, thông qua việc tổng kết các nghiên cứu có liên quan đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, logistics và thương mại điện tử (ecommerce). Qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics).

Đề tài cũng xác định rõ nội dung nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, bao gồm: (1) Nhận thức của khách hàng; (2) Công nghệ và bảo mật; (3) Hạ tầng pháp lý; (4) Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng; (5) Hệ thống thanh toán điện tử; (6) Nguồn nhân lực; (7) Tổ chức và quản trị.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 44)

w