Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo xu hướng hình thành ngành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 104)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

5.2.2. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo xu hướng hình thành ngành

ngành e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp e-logistics và khuyến khích các doanh nghiệp cơng nghệ cao tham gia.

Thực hiện Kết luận 241-KL/TU ngày 20-11-2017 của Thành ủy về Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành ĐTTM giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025” (gọi tắt là Đề án), Ban cán sự Đảng UBND TP đã chỉ đạo UBND TP triển khai Quyết định 6179/QĐ-UBND ngày 23-11-2017, phê duyệt Đề án và các kế hoạch xây dựng 4 Trung tâm: Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành ĐTTM, Trung tâm an tồn thơng tin, Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP. Cho đến nay tiến độ triển khai các kế hoạch xây dựng 4 Trung tâm được tiếp tục triển khai khá đồng bộ.Từ chủ trương của UBND TP.HCM về ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho e-logistics và CN bảo mật, Ứng dụng Kết nối mạng lưới logistics và chuyển phát nhanh tăng trưởng… (37).

Trong lĩnh vực logistics, Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng có cơ hội kế thừa và ứng dụng những cơng nghệ sau đây để tạo ra sự bứt phá trong e-logistics; Tự động hóa và robotics: sẽ giúp giảm thiểu tối đa các lỗi phát sinh trong quy trình logistics và nâng cao năng suất lao động lên một tầm mới. Khái niệm “cobot” –

37UBND TP.Hồ Chí Minh (2017). Quyết định 6179/QĐ-UBND ngày 23-11-2017, phê duyệt Đề án và các kế

hoạch xây dựng 4 Trung tâm: Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành ĐTTM, Trung tâm an tồn thơng tin, Trung tâm mơ phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP.Hồ Chí Minh

collobarative robot (Robot cộng tác với con người) ra đời giúp giải phóng sức lao động của con người khỏi các cơng việc mang tính thủ cơng, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc thơng qua tự động hóa (38).

Đầu tư cơng nghệ Thực tế ảo (VR - Virtual Reality) & Thực tế tăng cường (AR - Augmented Reality) kết nối e-logistics.. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động e- logistics, tối ưu hố qua trình, qua đó tăng cường độ tin cậy trong giao dịch trực tuyến (Bảng 5.1).

VR là một hệ thống mơ phỏng trong đó đồ họa máy tính được sử dụng để tạo ra một thế giới “như thật”. Thế giới “nhân tạo” này lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn (tín hiệu vào) của người sử dụng (nhờ hành động, lời nói,..). Đặc tính quan trọng nhất của VR là tương tác thời gian thực. Tức là khả năng nhận biết thế giới thực gần trùng khít với thế giới ảo, thậm chí AR cịn phong phú hơn. Hệ thống VR có 5 thành phần: (1) Phần mềm (SW), (2) Phần cứng (HW), (3) Mạng liên kết, (4) Người dùng, (5) Các ứng dụng. Trong đó, SW, HW và các ứng dụng là quan trọng nhất. Được biết, ngay từ năm 2011, Bộ Tài chính Việt Nam đã cho thử nghiệm cơng nghệ “ảo hóa” máy chủ để nâng cao hiệu quả của hệ thống máy chủ của ngành (Trung tâm thông tin Cơng nghiệp và Thương mại – Vitic,

2018).

AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo. Trong logistics, cơng nghệ này có thể giúp cơng nhân nhận diện nhanh chóng thơng tin lơ hàng, từ đó đẩy nhanh thời gian làm hàng. DHL đã thử nghiệm AR ở châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách trang bị cho cơng nhân kho hàng kính thơng minh AR, giúp nhận diện các món hàng theo thời gian thực, trên đó hiển thị tuyến đường tối ưu để thu gom đơn hàng, giúp giảm thời gian trong kho hàng. Ngồi ra, cơng nhân khơng cần phải scan các gói hàng, chiếc kính có thể làm thay họ. Lợi ích của AR bao gồm nâng hiệu quả, giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa việc huấn luyện và sử dụng nhân lực. Tuy vẫn tồn tại một số vấn đề kỹ thuật trong việc sử dụng các thiết bị AR như hiệu suất, tuổi thọ pin, kích thước và khối lượng nhưng các nhà phân tích cho rằng những rào cản kỹ thuật này sẽ được giải quyết trong vòng một vài năm tới (Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic,

2018).

38Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho e-

logistics. Trang thông tin điện tử - Logistics Việt Nam. Nguồn: http://logistics.gov.vn/elogistics/cach-mang-

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT – Internet Of Thing), có thể được tích hợp trong kho bãi thông qua các cảm biến cài đặt tại các kệ, hàng hóa. Thơng tin về vị trí, tình trạng đơn hàng, khối lượng sẽ được cập nhật theo thời gian thực từ các pallet (tấm kê hàng), gửi tới hệ thống quản lý kho bãi (WMS), giúp giảm nhẹ các công việc tiêu tốn nhiều thời gian như kiểm đếm. Các máy quay gắn ở cổng có thể được dùng để phát hiện các hỏng hóc và theo dõi lỗi hàng (39).

Theo Gartner, ước tính đến năm 2020, sẽ có hơn 50 tỷ đồ vật được kết nối với Internet, mang lại cơ hội lớn trị giá 1,9 nghìn tỷ đơ la cho logistics. Như vậy, IoT sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình logistics. IoT cũng mang lại giải pháp tốt hơn trong việc quản lý đội xe giao hàng bằng cách tối ưu hóa thời gian trống của xe hoặc đưa ra các dự báo bảo trì xe tự động dựa trên các cập nhật từ cảm biến gắn trên xe. IoT đem tới một giải pháp giao hàng tồn diện cho người tiêu dùng thơng qua năng lực giao hàng thơng minh, ví dụ như trường hợp giao hàng tới tận cốp xe của khách hàng thông qua mã code mã hóa hoặc khóa thơng minh của Amazon (Lê Hà (2018).

Song hành cùng IoT, những công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới logistics còn bao gồm dữ liệu lớn (Big Data) và AI bởi lượng dữ liệu khổng lồ phát sinh trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu lớn giúp tối ưu năng lực, nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu rủi ro và tạo ra mơ hình kinh doanh mới. Thêm nữa, dữ liệu lớn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, chất lượng quá trình, hiệu suất để tăng tốc độ và minh bạch trong việc ra quyết định, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của DN (Lê Hà (2018).

Bên cạnh đó cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phát triển năng lực tự học, phục vụ việc phân tích và đưa ra những dự đốn trong ngành. Do vậy, cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng KHCN, bắt kịp trình độ quốc tế, theo xu hướng hình thành ngành e-logistics. TP.Hồ Chí Minh cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho DN e-logistics và chính sách khuyến khích các DN cơng nghệ cao có hình thức cho thuê, để các DN ngành không phải đầu tư lớn ban đầu cho cơng nghệ (Bảng 5.1).

Qua đó, nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng e-logistics; tích hợp sâu các 39Lê Hà (2018). Internet vạn vật thúc đẩy cuộc "cách mạng" trong ngành Dịch vụ logistics thế nào?. Tạp chí Tài chính. Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/internet-van-vat-thuc-day-cuoc-cach-mang- trong-nganh-dich-vu-logistics-the-nao-307512.html. Truy cập lúc: 17:31 25/05/2019.

dịch vụ e-logistics với các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thơng hàng hóa trong nước (Bảng 5.1).

5.2.3. Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với hồn thiện và đồng bộ hố kết cấu hạ tầng e-logistics.

Thế mạnh của TP.HCM là luôn dẫn đầu về chỉ số TMĐT và sản lượng DV e- logistics trong những năm qua, với khối lượng hàng hóa vận chuyển của thành phố chiếm

40% của vùng KTTĐ phía nam; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt gần 75% của vùng KTTĐ phía nam và hơn 20% của cả nước. (Hiệp hội DN Dịch vụ logistics Việt Nam – VLA, 2018). TP Hồ Chí Minh có hệ thống logistics quan trọng nhất ở vùng kinh tế trọng

điểm (KTTĐ) phía nam cũng như cả nước. Để bắt kịp xu thế hội nhập, thành phố cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống logistics, tạo động lực cho kinh tế của thành phố và cả vùng KTTĐ phía nam phát triển… Tuy đã q tải hàng hóa thơng quan qua các cảng tại

TP Hồ Chí Minh, nhưng đến nay, thành phố chưa có trung tâm logistics đáp ứng tiêu chí và phương án quy hoạch (40).

Như vậy, TP.HCM cần Xây dựng Trung tâm Logistics, từng bước hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng HT pháp lý về e-logistics (Bảng 5.1).

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để ngành dịch vụ logistics trở thành động lực cho kinh tế thành phố phát triển, thành phố cần sớm có chính sách hình thành và phát triển nhanh thị trường dịch vụ logistics dựa trên các nền tảng: Hạ tầng bến cảng, kho bãi, giao thông được kết nối hiệu quả nhất; cộng đồng DN logistics chuyên nghiệp, có nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, đủ sức cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của các DN XNK, phân phối.

Đồng thời, chú trọng xây dựng mạng lưới trung tâm logistics để trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối trong nội thành và trung chuyển hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển dịch vụ logistics theo hai hướng: Trung tâm logistics gắn kết với các khu công nghiệp và trung tâm logistics trong khu vực các cảng cửa ngõ của thành phố…(41).

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ logistics, UBND thành phố Hồ

40Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

41UBND TP.Hồ Chí Minh (2017). Quyết định số 5087/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên

Chí Minh đã giao Sở Cơng thương thành phố chủ trì xây dựng Đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, đề án cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, trở thành đầu mối của khu vực và góp phần kéo giảm chi phí logistics. Theo đó, việc quy hoạch ngành logistics của thành phố cần chú trọng về phát triển hạ tầng, trong đó xác định vị trí, quy mơ thành lập ba trung tâm logistics nhằm kết nối giao thơng hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương. Nhiệm vụ này phải đáp ứng được hai yêu cầu: Thứ nhất, là lưu trữ, trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối nội thành; Thứ hai, là trung chuyển, phân phối hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố, hàng hóa XNK thơng qua cửa ngõ thành phố

(UBND TP.Hồ Chí Minh (2017).

Cụ thể, xây dựng hai trung tâm logistics (phía bắc và phía nam thành phố), quy mô mỗi trung tâm giai đoạn đến năm 2020 ít nhất 40 ha và giai đoạn đến năm 2030 hơn 70 ha. Phạm vi hoạt động của hai trung tâm này chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận phía bắc và phía nam thành phố, kết nối với cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà ga, bến xe, các khu cơng nghiệp... Song song đó, thành phố triển khai xây dựng trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với quy mơ giai đoạn một ít nhất từ 3 đến 4 ha, giai đoạn hai từ 7 đến 8 ha… (UBND TP.Hồ Chí Minh (2017).

5.2.4. Khai thác mạng lưới doanh nghiệp ngành tập trung, với hình thức giao dịch trựctuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành. tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành.

Cả nước hiện nay có khoảng 3.000 cơng ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụ sở ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và có khoảng 30 cơng ty logistics đa quốc gia. DN nước ngoài chiếm phần lớn thị phần vận tải viễn dương tại VN, gồm vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ cảng của VN ra nước ngồi. Nhìn chung, DN logistics trong nước có thế mạnh về hoạt động nội địa, cung cấp các dịch vụ logistics giản đơn 2PL: làm giao nhận, vận tải, lưu kho, đại lý thủ tục hải quan,... Phần lớn DN trong nước đóng vai trị như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nước ngồi (Tạp chí Logistics Việt Nam, 2018).

Thiếu vốn và nhân lực là 2 yếu tố cơ bản làm cho các DN logistics trong nước kém sức cạnh tranh so với DN logistics nước ngồi. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng

nghệ thơng tin cũng cịn nhiều hạn chế, phần lớn website DN logistics trong nước thiếu các tiện ích mà khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu, e-booking,... Hiện nay, các DN trong nước đang phấn đấu nâng cấp độ cung cấp dịch vụ logistics lên 3PL; phát triển logistics điện tử (e-logistics) và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Một số DN trong nước cũng đã tham gia vào mơ hình chiến lược 3PL đặc thù như Vinafco, Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn, Transimex, ITL, Gemadept, Vinalink,...

(Tạp chí Logistics Việt Nam, 2018).

Như vậy, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường khai thác mạng lưới DN ngành tập trung thông qua việc thành lập Trung tâm e-logistics. Kết hợp với phát triển và áp dụng KHCN vào e.logstics, với hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành (Bảng 5.1).

5.2.5. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi dưỡngnhân lực tại doanh nghiệp. nhân lực tại doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics và xu hướng tại Việt Nam" do tổ chức Australian Aid, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN (VLA) tổ chức ngày 16/05/2019, ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch VLA, cho biết đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam dự kiến sẽ thiếu đến 2 triệu lao động phục vụ cho ngành. "Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực

logistics rất cao, tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả chất lượng và số lượng. Xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơng ty logistics và các trường dạy nghề" (42).

Theo ông Hiệp, do xuất phát điểm phát triển chậm so với các nước trong khu vực, nguồn nhân lực của ngành logistics Việt Nam chủ yếu do các DN tự đào tạo, trong khi các chương trình đào tạo chính quy chỉ mới thực hiện vài năm gần đây, đã dẫn đến việc không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển nóng của ngành, ước trên 10%/năm. Trong khi đó, khảo sát chuyên sâu về hiện trạng và giải pháp cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành logistics Việt Nam của VLA được công bố tại diễn đàn cho thấy, 92% nhân

42Trần Vũ Nghị (2019). Ngành logistics VN 'báo động đỏ' thiếu hụt 2 triệu lao động. Báo Tuổi trẻ. Nguồn: https://tuoitre.vn/nganh-logistics-vn-bao-dong-do-thieu-hut-2-trieu-lao-dong-20190516110908571.htm. Truy cập lúc: 16/05/2019 12:43 GMT+7

viên làm việc tại DN logistics trong nước thực hiện công việc khai báo hải quan, 86,5% làm giao nhận hàng hóa tổng hợp, 86,5% thực hiện nhiệm vụ hành chính logistics, 64,9% điều hành vận tải.. (Trần Vũ Nghị, 2019).

Đặc biệt, quy mô nhân lực của các DN logistics trong nước cũng đáng e ngại. Với hơn 3.000 DN đang hoạt động trên cả nước nước, nhưng có đến 32,4% DN có dưới 50 nhân viên, khoảng 18,9% DN có từ 50-100 lao động, chỉ 10,8% DN có từ 1.000 lao động trở lên. Ơng Nguyễn Trọng Khoa, phó chủ tịch VLA, cho hay khả năng đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 104)

w