Nghiên cứu của Julien Brun (2015)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 42)

Cho rằng E-logistics là một trong những ngành tiềm năng (với tốc độ phát triển đạt 16 - 20%/năm) nhưng đáng tiếc lại không nằm trong tay các DN trong nước (Hiện đang có 25 DN đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam nhưng các DN này nắm giữ 70 - 80% thị phần của ngành); Thị trường thì phân mảnh, năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp, chi phí còn cao. Do vậy cần xây dựng mạng lưới e-logistics hiện đại, tập trung nguồn vốn đầu tư công nghệ…(24)

(7) Mạng lưới e-logistics

Trong bối cảnh các kênh phân phối hiện đại đang phát triển mạnh tại Việt Nam cũng như đặc thù địa lý của đất nước, các DN trong các ngành sản xuất, bán lẻ và logistics đều có chung một câu hỏi, đó là làm thế nào để xây dựng mạng lưới logistics hiệu quả cao, sát với thực tế nhất có thể nhằm giảm thiểu sai số, giảm rủi ro trong đầu tư và phát triển.

Hiện đã có những giải pháp được đánh giá là "best practice" của các DN tiên phong trong ngành. Cụ thể như "CELSim" - môt mô hình công nghệ cao có chức năng mô phỏng vận hành của mạng lưới phân phối, logistics để đưa ra dự báo giảm thiểu sai số, phục vụ nhu cầu phát triển mạng lưới hoặc tối ưu hóa mạng lưới hiện tại. Từ đó chạy mô hình mô phỏng theo những trường hợp giả định, lượng hóa kết quả đạt được ở từng KPI và giúp DN lựa chọn hướng đi phù hợp nhất.

Một điểm sáng khác là quy trình "City Logistics", được định nghĩa là quy trình cho phép tối ưu hóa phân phối hàng hóa tại nội thành, được cân nhắc và điều chỉnh với các yếu tố về giao thông, ùn tắc và nguy cơ cháy nổ, cho phép giảm lượng xe lưu thông trong thành phố nhưng vẫn đạt hiệu quả vận hành cần thiết. Quy trình này được phát triển, ứng dụng bởi các công ty như Gemadept Logistics, Geodis Wilson...

(8) Nguồn vốn đầu tư, Chấp nhận đầu tư, ứng dụng công nghệ, các DN logistic

24Julien Brun (2015). Thị trường logistics: Đón "sóng" thương mại điện tử. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Truy cập tại: https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/thi-truong-logistics-don-song-thuong-mai-dien-tu-1065271.html. Lúc 08:34 GMT+7| 18/9/2015.

Việt Nam đang kỳ vọng sẽ sớm vượt thoát được tình trạng phân mảnh, tạo bứt phá. Mới nhất là quy trình "Ahamove", có nền tảng công nghệ tương tự như GrabTaxi, Ahamove, được phát triển nhằm phục vụ cho giao hàng trong thành phố và được kỳ vọng có khả năng đáp ứng cho kênh TMĐT.

Công nghệ này được phát triển dưới dạng ứng dụng cho smartphone, cho phép đặt giao hàng qua ba bước thao tác với một danh sách các lái xe tự do được kiểm soát bằng hệ thống định vị GPS, cho phép quản lý tiến độ giao hàng bằng thời gian thực và được đánh giá bởi khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w