Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 112 - 115)

Hiện nay, khái niệm về logistics và TMĐT rất rộng, bao trùm nhiều khía cạnh quản trị. Do vậy, phải có một hành lang pháp luật đầy đủ, chặt chẽ mới tạo điều kiện cho dịch vụ e-logistics nói chung và TMĐT và logistics phát triển. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời các nội dung về e-logistics trong Luật Thương mại, Luật về giao dịch điện tử,… tiến tới luật hoá TMĐT, logistics và e-logistics, do hiện nay mới giới hạn ở nghị định và thông tư: NĐ 52/2013/NĐ-CP về TMĐT ; NĐ 08/2018/NĐ-CP sửa bổ sung một số nghị định về điều kiện kinh doanh lĩnh vực công thương; TT 59/2015/TT-BCT quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động; TT 12/2013/TT-BCT về thủ tục đăng ký, thông báo, công bố web TMĐT; TT 47/2014/TT-BCT về quản lý web TMĐT, NĐ 185/2013/NĐ- CP về xử lý VPHC về thương mại, sản xuất hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng; NĐ 124/2015/NĐ-CP sửa bổ sung NĐ 185/2013/NĐ-CP về xử lý VPHC về thương mại, sản xuất hàng cấm, bảo vệ người tiêu dùng…

Với pháp luật của logistics cũng chỉ có NĐ 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ Logistics, còn lại mượn hành lang pháp lý của Luật DN, Luật đầu tư, Luật Hải quan sửa đổi 2005,.. hay các Qui định hiện hành về dịch vụ logistics: Luật đường sắt 2005, Luật giao thông đường bộ 2001; Thể lệ vận chuyển hàng hoá bằng đường ô tô 1990; Nghị định số 110/2006/NĐ- CP ngày 28/9/2006 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1993; Bộ luật hàng hải 2005, Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về thủ tục đăng ký tàu biển, Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Pháp lệnh bưu chính và viễn thông năm 2002, Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 18/8/2004 quy định chi tiết việc thi hành một số điều khoản về bưu chính của pháp lệnh bưu chính và viễn thông 2002… Đồng thời, cần rà soát các cam kết quốc tế về logistics trong WTO và hiệp định thương mại tự do để có cơ chế chính sách đảm bảo phát triển logistics nhanh, bền vững. Điều chỉnh lại khái niệm về dịch vụ e-logistics, logistics, TMĐT,.. cho chính xác, phù hợp…

Dịch vụ E-logistics là một loại dịch vụ hậu cần được thực hiện thông qua môi trường Internet. Do vậy, E-logistics có những khác biệt rất lớn so với dịch vụ logistics truyền thống, mang tính hiện đại và hiệu quả cao hơn, hướng đến phát triển theo khuynh

hướng dịch vụ logistics bên thứ năm (fifth party logistics - 5PL). Nghị định số 163/2017/NĐ-CP gián tiếp tạo điều kiện cho phép DN nước ngoài tiến hành hoạt động logistics ở Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn chưa được khái niệm cụ thể, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP mới chỉ gọi tên một cách chung chung về thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics (45). Vì vậy, nhiều người nhầm lẫn về khái niệm và bản chất của logistics và E-logistics, từ đó đánh giá không đúng vị trí, vai trò của hoạt động này khiến hoạt động này có nhiều bất cập.

Thêm vào đó, pháp luật quy định hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường phải có hóa đơn, chứng từ (46), “tuy nhiên cùng với sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử mỗi ngày có hàng trăm đơn hàng, có đơn hàng chỉ vài chục nghìn đồng thì thực sự rất khó có thể kẹp hóa đơn cho từng đơn hàng” (47). Như vậy, việc quy định mang tính ràng buộc và không mở rộng cho các dịch vụ E - logistics là không phù hợp với điều kiện thực tế xã hội (48).

Bất cập lớn nhất hiện nay là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics, TMĐT, e-logistics chưa đồng bộ, chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động logistics, nhất là giữa Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải. Qua đó, đã làm cho việc quản lý và điều hành hoạt động logistics còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể: Theo quy định của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức và Nghị định số 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức (Nghị định số 87/2009/NĐ-CP) thì Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức. Trong khi đó, theo quy định của Luật Thương mại 2005, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về logistics, việc đăng kí kinh doanh lại do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Mặt khác, theo quy định của Điều 8 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nếu hoạt động Logistics thông qua các phương tiện điện tử thì hoạt động này còn chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hoạt động giao dịch điện tử.

45Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng (2015). Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT- BTC-BCT-BCA-BQP ngày 8/5/2015 - Quy định Chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường..

46Tạ Thị Thùy Trang (2018). Pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại điện tử.

Nghiên cứu Lập pháp, số 17(369), Tháng 9/2018.

47Lamber (2000). Strategic logistics management, ISBN-13: 978-0256136876, page 3.

48USAID deliver project (2011). The logistics Handbook: A practical guide for the supply chain management of health commodities.

Như vậy, để thực hiện dịch vụ e-logistics, DN kinh doanh dịch vụ phải thông qua nhiều thủ tục hành chính với sự quản lý chuyên biệt của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này làm khó cho các DN kinh doanh dịch vụ e-logistics khi thành lập DN, thực hiện nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, các khoản phí, lệ phí cũng nhiều hơn. Ngoài ra, có nhiều cơ quan tham gia quản lý, nhưng lại chưa có một cơ quan điều hành chung về e-logistics. Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này phát triển, thẩm quyền quản lý dịch vụ logistics nên lập Ủy ban điều phối liên ngành về e-logistics (Từ các sở chức năng liên quan). Điều này sẽ giúp cho hoạt động quản lý ngành đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành dịch vụ e-logistics.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương này tác giả đưa ra kết luận có bởi 07 nhóm yếu tố tác động đến e-logistics là: 1) Nhận thức của khách hàng; 2) Công nghệ và bảo mật; 3) Hạ tầng pháp lý; 4) Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng; 5) Hệ thống thanh toán điện tử; 6) Nguồn nhân lực; 7) Tổ chức và quản trị;

Cùng với việc phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu đề ra một số giải pháp chiến lược cho phát triển dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại TP. Hồ Chí Minh gồm: 1) Xây dựng mô hình e-logistics với sự kết nối hoạt động TMĐT với logitics đa phương thức trong xu thế CMCN 4.0; 2) Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng KHCN theo xu hướng hình thành ngành e-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho DN e-logistics và khuyến khích các DN công nghệ cao tham gia; 3) Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng e-logistics; 4) Khai thác mạng lưới DN ngành tập trung, với hình thức giao dịch trực tuyến đa dạng, nhằm chia sẻ và khai thác chung nguồn lực ngành; 5) Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi dưỡng nhân lực tại DN; 6) Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w