Logistics ngược (reverse logistics)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Hàng bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá phổ biến trong TMĐT. Khi mà sản phẩm khách hàng lựa chọn chỉ được nhìn thấy trên mạng mà chưa được trực tiếp kiểm tra và cảm nhận bằng các giác quan khác (Diane Mollenkopf and David Closs, 2005).

Để hệ thống logistics TMĐT có thể vận hành được thì không chỉ đơn giản là cài đặt một số phần mềm vào hệ thống logistics truyền thống, mà đó là cả một quá trình thiết kế, sáng tạo và thực thi mô hình logistics kinh doanh mới. Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp cần phải đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics tích hợp yếu tố CNTT trong toàn bộ hệ thống và phải có được nguồn

nhân sự đủ năng lực và năng động để vận hành và giám sát hệ thống đó (19).

1.2.4. Những điều kiện để phát triển mô hình Logistics điện tử (e-logictics)

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp ứng dụng mô hình Logistics điện tử (e-logictics) sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít khó khăn, tháchthức bởi quy mô của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực còn hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường...

Một trong những điều kiện then chốt để các doanh nghiệp phát triển mô hình Logistics điện tử đó là hạ tầng cơ sở của Logistics điện tử. Một doanh nghiệp có hạ tầng cơ sở tốt sẽ như một cây cổ thụ có một cái gốc tốt không sợ mưa bão, thiên tai (Hồ Trịnh Huyền Trang, 2017).

Điều kiện then chốt thứ hai đó là nguồn nhân lực được đào tạo về Thương mại điện tử và Logistics điện tử để vận hành quá trình Logistics điện tử. Hiện nay tại Việt Nam nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này là vô cùng thiếu thốn (20).

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

1.3.1. Công trình nghiên cứu trong nước

1) Nguyễn Thị Mỹ Vân (2017). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu tập trung phân tích sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các dịch vụ logistics đối với hiệu quả HĐKD của các DNMM trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Như vậy, nghiên cứu này có giới hạn về phạm vi nghiên cứu của chuỗi dịch vụ hậu cần, chưa đề cập đến e-logistics,…

2) Đặng Đình Đào (2011), Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài NCKH Cấp Nhà nước-Mã số ĐTĐL-2010T/33. Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics,… và cũng chưa đề cập đến chưa đề cập đến e-

19Diane Mollenkopf and David Closs (2005). The Hidden Value in Reverse Logistics. Supply Chain Management Review (July/ August 2005), P.34-43.

logistics..

3) Trần Sĩ Lâm (2012), Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp bộ - Mã số B2010-08-68. Đề tài có nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam,… chưa đề cập đến chưa đề cập đến mô hình e-logistics..

4) Lê Đăng Phúc (2018). Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Luận án tiến sỹ - Đại học Hàng hải Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện,… trong đó có đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, nhưng không đi sâu vào phương pháp thực hiện…

5) Trần Thị Mỹ Hằng (2012). Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp vận tải Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phân tích và phản ánh thực trạng chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp vận tải Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ logistics,... trong đó nổi bật với đề xuất là cải tiện các phương tiện hữu hình, như đầu tư website, phần mềm checking,…. Nhưng chưa đề cập cụ thể các nội dung của e-logistics,…

6) Ngô Quốc Quân (2002). Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống forwarder tại TP.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực trạng hệ thống forwarder (dịch vụ giao nhận) tại TP.Hồ Chí Minh,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hoá, trong đó có đề xuất phát triển dịch vụ hậu cần thương mại điện từ,... Nhưng chưa nêu rõ cụ thể các hoạt động của e- logistics là gì,…

7) Nguyễn Xuân Hảo (2015). Tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trong đó, có đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, nhưng cũng không đi sâu vào phương pháp thực hiện…

Hải Phòng. Luận án tiến sỹ - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logicstics ở cảng Hải Phòng, và các yếu tố tác động… Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng…. Chưa đề cập nhiều đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics.

1.3.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài

1) Nguyen Khoa Vinh (2007). Impacts of logistics management on the performance of Vantage Logistics Corporation. Luận văn thạc sĩ – Chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD Việt - Bỉ. Nghiên cứu các tác động của quản lý dịch vụ hậu cần - logistics đối với hoạt động của Công ty Logistics Thắng Lợi. Nghiên cứu các mô hình quản lý dịch vụ hậu cần logistics trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp,… nhưng cũng chưa đề cập nhiều đến e-logistics,…

2) Charles V. Trappey, Gilbert Y.P. Lin, Amy J.C. Trappey, C.S. Liu, W.T. Lee

(2011), Deriving industrial logistics hub reference models for manufacturing based economies (Tạm dịch: Xây dựng các mô hình tham chiếu trung tâm hậu cần công nghiệp cho các nền kinh tế sản xuất), Expert Systems with Applications, Volume 38, Issue 2, February 2011, Pages 1223-1232. Kết quả của Nghiên cứu đã xây dựng mô hình tham chiếu trung tâm hậu cần công nghiệp cho các nền kinh tế sản xuất... theo dạng thức 3PL, chưa đề cập đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics.

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển thực sự: từ hành lang pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, giải pháp thanh toán đến sự hỗ trợ của dịch vụ hậu cần logistics, sản phẩm trên Internet đã sẵn sàng. Nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nhận thức cho nguời dân. Các hoạt động TMĐT và logistics đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình dịch vụ trực tuyến như mua bán qua mạng, game online, dịch vụ giải trí trực tuyến…và sự đa dạng của các dạng thức logistics.

Các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa hoc, các dự án về logistics và TMĐT cũng đã được công bố; các chính sách cho hạ tầng logistics và hạ tầng phát triển TMĐT tại Việt Nam, các đánh giá về tiềm năng logistics và TMĐT tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng…cũng đã được nhiều học giả nghiên cứu trước đó. Tuy vậy, các nghiên cứu về E-logistics lại tương đối ít và tỏ ra còn nhiều hạn chế do chưa hoàn toàn gắn với thực tế, chưa có nghiên cứu về một chiến lược E-logistics hoàn chỉnh.

Tóm tắt chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về logistics, e-logistics; Các mô hình dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, chi tiết logistics điện tử đầu vào và logistics điện tử đầu ra.

Chương 1 cũng trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ hậu cầu thương mại điện tử, liên quan đến logistics và thương mại điện tử (ecommerce). Qua đó kết luận rằng, các nghiên cứu về E-logistics lại tương đối ít và tỏ ra còn nhiều hạn chế do chưa hoàn toàn gắn với thực tế, chưa có nghiên cứu về một chiến lược E-logistics hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Đúc kết từ những nghiên cứu trước đây tác giả thấy rằng, các nghiên cứu về E- logistics là chưa có, và hoặc nghiên cứu E-logistics chưa hoàn chỉnh do chỉ tập trung nghiên cứu riêng dịch vụ hậu cần (logistics) hoặc thương mại điện tử (e-commerce).

2.1.1. Nghiên cứu của Trần Phương Nam (2014).

Một số giải pháp phát triển mô hình Logistics điện tử tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới - Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần TMĐT, bao gồm: con người, công nghệ và quy trình (Hình 2.1):

Con người Công nghệ Quy trình e-procurement Logistics Nhà cung ứng e-fulfilmente Khách hàng

Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình logistics của Trần Phương Nam (2014)

* Nguồn: Trần Phương Nam (2014) (1) Con người: trong hệ thống e-logistics yếu tố con người là rất quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ. Quá trình lưu thông phân phối hàng hóa gắn liền với sự giao lưu thương mại. Trong đó, các quyết định của con người về việc mua - bán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của con người. Các quyết định về việc này hầu như không thể công thức hóa, máy móc. Vì vậy, tự động hóa hoàn toàn công việc này chắc sẽ không thể. Những quyết định trên quy định dòng chảy hàng hóa của chuỗi e-logistics.

Trong e-logistics, chúng ta có những bộ phận thông minh, tự quản trị như: vận tải không người lái, container thông minh, kệ hàng thông minh, nhà kho thông minh, cảng thông minh, chuỗi cung ứng thông minh,… Tuy nhiên chỉ có vài bộ phận có thể tự quản trị, cần sự giao tiếp với con người để hoạt động.

(2) Công nghệ: Có thể thấy các quyết định của con người trong hệ thống e-logistics là các kế hoạch hành động cho hệ thống. Cần có sự giao tiếp để hệ thống nhận được các kế hoạch đó và làm theo. Do đó, trong e-logistics cần có những bộ phận bán tự quản, như việc áp dụng Robot và Cobot (Collaborative Robot) trong kho hàng,.. đã làm tăng hiệu quả của quản trị kho hàng, khi mà Robot không thể đáp ứng hoàn toàn. Cobot cần sự giao tiếp, nhận kế hoạch hành động của con người là một thiết bị bán tự quản.

Trong xu hướng phát triển TMĐT và logistics, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngoài việc cung cấp giải pháp quản lý và truyền thông mang tính hệ thống; nó còn đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử.

(3) Quy trình: Việc tối ưu hóa năng lực giao nhận, ngoài việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ thì phát triển quy trình cho kho bãi dành riêng cho việc đáp ứng nhiều kênh phân phối, giao nhận vẫn chưa được quan tâm thực hiện tại nhiều DN logistics và DN bán lẻ.

Cùng với sự phát triển nhanh của TMĐT, sự phát triển của các kênh phân phối, yêu cầu ngành logistics phải có khả năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn, cho phép loại bỏ hàng tồn kho tại cửa hàng và tối ưu hóa diện tích bán hàng nhưng không để xảy ra mất doanh số do hết hàng.

2.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Dương (2014).

Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM, cho rằng để phát triển e-logistics cần 6 yếu tố: nhận thức của khách hàng, hạ tầng công nghệ và bảo mật, hạ tầng pháp lý, sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống thanh toán điện tử, và cuối cùng là nguồn nhân lực (21).

Lấy ví dụ về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển TMĐT, ông Dương cho biết, Hàn Quốc - thị trường TMĐT lớn thứ 7 trên thế giới– có sự phát triển mạnh mẽ về

21Nguyễn Anh Dương (2014). Sáu yếu tố phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới. Bộ Công thương, Diễn đàn của giới công thương, Tháng 11 – 2018.

TMĐT chính là nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân năng động dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công trong phát triển TMĐT chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (Nguyễn Anh Dương, 2014).

Đối với Việt Nam, về cơ bản đã có các quy định về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; quản lý tên miền; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nhưng còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trườngTMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử)… (Hình 2.1): Nhận thức Hạ tầng pháp lý Hạ tầng công nghệ E-logistics Hạ tầng pháp lý Hệ thống thanh toán điện tử Nguồn nhân lực

Hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình e-logistics của Nguyễn Anh Dương (2014)

* Nguồn: Nguyễn Anh Dương (2014) (1) Nhận thức: Sự thành công trong phát triển TMĐT và logistics chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh gia dịch mua bán và thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

(2) Hạ tầng công nghệ: Về cơ bản xu hướng phát triển e-logistics là sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet để hỗ trợ hệ thống tích hợp giữa TMĐT và logistics. Ngoài ra, việc quản lý tên miền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử là rất quan trọng, còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trường TMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử) là yếu tố làm lên sự khác biệt của e-logistics, cũng như TMĐT và logistics.

Khoảng trống này là vấn đề kết nối giữa các DN bán lẻ, DN logiatics với các DN vận chuyển đa phương thức (Ví dụ: hãng vận tải, Uber, Grab..). Hoặc các vấn đề của thị trường TMĐT phát triển: tính toán chi phí kinh doanh khi có sự kết hợp giữa TMĐT với thương mại truyền thống… Chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt...

(3) Hạ tầng pháp lý: Ngoài việc đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, thì các qui định về văn bản (written document), chữ ký (signature) điện tử là gì, truy xuất nguồn gốc (seek an origin),… là rất quan trọng trong TMĐT nói riêng và e-logistics nói chung, nó đảm bảo trách nhiệm của các bên trong môi trường e-logistics.

(4) Sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng thông qua yếu tố tính an toàn và độ bảo mật thông tin trong lĩnh vực này tuy đã được chú ý nhiều hơn, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, rất cần bổ sung hệ thống pháp lý liên quan đến TMĐT và e- logistics.

(5) Hệ thống thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử là thành tố quan trọng không thể thiếu đối với TMĐT và e-logistics. Theo Garadahew Warku (2010), tất cả các phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w