Mô hình quá trình logistics điện tử có thể chia làm 3 bộ phận lớn, tuy nhiên các bộ phận có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau (Hình 1.2).(17)
Hình 1.2. Mô hình hậu cần thương mại điện tử của Trần Phương Nam (2014)
* Nguồn: Trần Phương Nam (2014)
1.2.1. Logistics đầu ra điện tử (e-fulfilmente)
1.2.1.1. Khái niệm
17Trần Phương Nam (2014). Một số giải pháp phát triển mô hình Logistics điện tử tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới - Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại.
Theo Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP (2010), thì
“Logistics đầu ra trong thương mại điện tử được định nghĩa là một bộ phận của Logistics điện tử bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng từ khi nhận được đơn đặt hàng”. Mục tiêu chung của quản trị logistics đầu ra là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp.
1.2.1.2. Đặc điểm mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử
- Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống, chưa có sự hỗ trợ của thương mại điện tử trong dịch vụ logistics (hình 1.3). (18).
Hình 1.3. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống
* Nguồn: David J. Closs (1990)
- Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến, có sự hỗ trợ của thương mại điện tử trong dịch vụ logistics (hình 1.4)
Hình 1.4. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến
* Nguồn: David J. Closs (1990)
Dòng thông tin sẽ được trao đổi giữa khách hàng và nhà cung ứng thông qua các đại lý bán lẻ. Dòng sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung ứng đến trực tiếp khách hàng. Mô hình này có nhiều lợi ích cũng như hạn chế:
+ Lợi ích: Giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lới Logistics, giảm chi phí
18David J. Closs (1990). Trends in Logistics Simulation Modeling. National ORSA/TIMS Conference. Philadelphia, PA: October 31, 1990.
Logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô cũng như mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh.
+ Hạn chế: Giảm tỷ suất lợi nhuận, giảm khả năng kiểm soát quá trình Logistics đầu ra, từ đó có thể dẫn đến tăng chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn khả năng mất khách hàng khi thông tin được chia sẻ giữa các đối tác và các đối tác có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Những căn cứ cơ bản giúp doanh nghiệp xác định được Logistics đầu ra: Quy mô thị trường và doanh số bán hàng, đặc điểm bán hàng và đặc điểm mạng lưới cung ứng, quy mô cũng như điều kiện đáp ứng đơn hàng nhỏ của nhà sản xuất cũng như bán buôn, đặc điểm cầu thị trường cũng như mặt hàng kinh doanh.
1.2.1.3. Một số nội dung của E-Logistics đầu ra
Trong toàn bộ Logistics đầu ra của doanh nghiệp thương mại điện tử thì quy trình xử lý đơn hàng là quan trọng nhất, nó là bước quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù cho sản phẩm kinh doanh có khác nhau. Từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng cũng như kiểm soát tình trạng đơn hàng đều phải được thực hiện chính xác nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty, thời gian đáp ứng đơn hàng (Hình 1.5).
Quy trình xử lý đơn hàng trong Logistics đầu ra có thể khái quát qua sơ đồ:
Hình 1.5. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra
* Nguồn: David J. Closs (1990)
- Quy trình xử lý đơn hàng, Hiện nay quy trình xử lý đơn đặt hàng (Hình 2.5) qua mạng tuân thủ theo các bước:
B2: Tiếp nhận đơn hàng B3: Xử lý đơn hàng B4: Thực hiện đơn hàng
B5: Báo cáo về tình trạng thực hiện đơn hàng
Do hiện nay việc khách hàng đặt hàng của công ty diễn ra với nhiều hình thức nên việc thống nhất trong quy trình xử lý đơn hàng là khá khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp điều chỉnh hợp lý.
- Quản trị vận chuyển hàng hóa, Đây là khâu cuối cùng mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng có hai hình thức: Một là doanh nghiệp tự vận chuyển và hai là thuê đơn vị vận chuyển ngoài. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức chủ yếu là tự vận chuyển, điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong thời gian giao hàng cũng như khách hàng, quá trình kiểm soát giao hàng diễn ra chặt chẽ hơn. Nhưng việc vận chuyển của doanh nghiệp cũng có nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp và chi phí khi vận chuyển xa.
Quá trình quản trị vận chuyển đòi hỏi doanh nghiệp quản trị từ đối tượng tham gia vận chuyển đến phương tiện vận chuyển. Đối với mỗi một mặt hàng kinh doanh thì lại có một cách thức vận chuyển phù hợp, sự phối hợp giữa các hình thức vận tải tính chuyên nghiệp trong giao nhận vận tải. Bài toán đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là tìm ra phương thức vận chuyển tối ưu nhất về Thời gian vận chuyển và Chi phí vận chuyển.
1.2.2. Logistics đầu vào điện tử (e-procurement)
1.2.2.1. Khái niệm
Theo Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP (2010), thì
“Logistics đầu vào trong thương mại điện tử bao gồm quá trình mua hàng từ nhà cung ứng các vấn đề bao bì sản phẩm cũng như dự trữ bảo quản hàng hóa”. Quản trị Logistics đầu ra giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn hàng cũng như chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung ứng. Mục tiêu chính của Logistics đầu vào là đáp ứng đủ đơn hàng cũng như đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa.
1.2.2.2. Đặc điểm
Bất kỳ Doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh đều cần quan tâm đến Logistics đầu vào của doanh nghiệp, quản trị Logistics đầu vào tốt tức là phải thực hiện chính xác
từng khâu của quản trị Logistics đầu vào.
+ Quản trị mua hàng: Quá trinh mua hàng phải dựa trên nhiều nguyên tắc về hàng hóa, việc lựa chọn các nhà cung cấp sự so sánh về giá, thời gian đáp ứng, chất lượng hàng hóa.
+ Quản trị dự trữ: Dự trữ trong Logistics đầu vào cũng là một khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp đặc biệt là trong thương mại điện tử càng đòi hỏi thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn trong thương mại truyền thống. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhu cầu thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ sản phẩm.
+ Nghiệp vụ kho và bao bì sản phẩm: Khi doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một kế hoạch dự trữ phù hợp thì yêu cầu về bảo quản hàng hóa cũng là khá quan trọng. Những đặc điểm về bao bì sản phẩm có những sản phẩm mà sự thành công của nó chịu ảnh hưởng lớn về mẫu bao bì.
Trong thương mại điện tử nghiệp vụ quản lý kho cũng như sắp xếp các đơn hàng trong kho sẽ được tiến hành tự động sử dụng các phần mềm chuyên dụng giúp tăng khả năng đáp ứng đơn hàng rút ngắn thời gian giao hàng.
1.2.2.3. Một số nội dung của E-Logistics đầu vào
- Quản trị mua hàng từ nhà cung ứng, Hiện nay các mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh do rất nhiều nhà cung ứng cung cấp với nhiều chủng loại và mẫu mã đa dạng.
Quá trình kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa cung ứng được doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ tin học quản lý chuyên nghiệp và được kiểm soát ngay tại nhà máy của nhà cung cấp. Sản phẩm kinh doanh là những sản phẩm đa dạng, với yếu tố cạnh tranh và khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn.
Kiểm soát nhà cung cấp là việc kiểm soát về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Quá trình kiểm soát diễn ra thường xuyên và độc lập không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố nào. Bất kỳ sự thay đổi nào đều được doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Doanh nghiệp cũng tiến hành tìm kiếm nhà cung ứng khác nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn về mặt hàng. Có sự so sánh giữa các nhà cung cấp về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa.
đủ về số lượng và cơ cấu hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh ổn định và nhịp nhàng trong doanh nghiệp trong khuôn khổ chi phí hợp lý. Quản trị dự trữ hàng hóa do đó phải đảm bảo hai yêu cầu về trình độ dịch vụ khách hàng và yêu cầu giảm chi phí dự trữ. Yêu cầu về dịch vụ khách hàng luôn được cho lên hàng đầu trong doanh nghiệp, như: Thời gian đáp ứng đơn hàng, chất lượng hàng hóa… Việc vận dụng công nghệ tin học vào quản lý khách hàng cũng tăng tính hiệu quả và thời gian sử lý công việc.
Yêu cầu về chi phí dự trữ hiện chưa được quan tâm cụ thể do trình độ và một phần là do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến vấn đề này.
- Kho hàng và bao bì sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh qua mạng
Trong kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business) thì kho hàng là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Các vấn đề về nghiệp vụ kho như sắp xếp hàng hóa, bảo quản hàng hóa, bốc dỡ hàng… Việc quản lý kho hàng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian đáp ứng đơn hàng của khách hàng, chất lượng hàng hóa, quy mô dự trữ, quá trình xuất nhập hàng trong kho. Quy mô của kho to hay nhỏ phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề bao bì sản phẩm giống như đối với thương mại truyền thống cũng có những quy định về mẫu mã, chủng loại bao bì. Điều quan trọng là cần nghiên cứu điều chỉnh phù hợp giữa số lượng bao bì và khối lượng hàng hóa cho phù hợp không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu bao bì sản phẩm.
1.2.3. Logistics ngược (reverse logistics)
Hàng bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá phổ biến trong TMĐT. Khi mà sản phẩm khách hàng lựa chọn chỉ được nhìn thấy trên mạng mà chưa được trực tiếp kiểm tra và cảm nhận bằng các giác quan khác (Diane Mollenkopf and David Closs, 2005).
Để hệ thống logistics TMĐT có thể vận hành được thì không chỉ đơn giản là cài đặt một số phần mềm vào hệ thống logistics truyền thống, mà đó là cả một quá trình thiết kế, sáng tạo và thực thi mô hình logistics kinh doanh mới. Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp cần phải đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics tích hợp yếu tố CNTT trong toàn bộ hệ thống và phải có được nguồn
nhân sự đủ năng lực và năng động để vận hành và giám sát hệ thống đó (19).
1.2.4. Những điều kiện để phát triển mô hình Logistics điện tử (e-logictics)
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp ứng dụng mô hình Logistics điện tử (e-logictics) sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít khó khăn, tháchthức bởi quy mô của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực còn hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường...
Một trong những điều kiện then chốt để các doanh nghiệp phát triển mô hình Logistics điện tử đó là hạ tầng cơ sở của Logistics điện tử. Một doanh nghiệp có hạ tầng cơ sở tốt sẽ như một cây cổ thụ có một cái gốc tốt không sợ mưa bão, thiên tai (Hồ Trịnh Huyền Trang, 2017).
Điều kiện then chốt thứ hai đó là nguồn nhân lực được đào tạo về Thương mại điện tử và Logistics điện tử để vận hành quá trình Logistics điện tử. Hiện nay tại Việt Nam nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này là vô cùng thiếu thốn (20).
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
1.3.1. Công trình nghiên cứu trong nước
1) Nguyễn Thị Mỹ Vân (2017). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu tập trung phân tích sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các dịch vụ logistics đối với hiệu quả HĐKD của các DNMM trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Như vậy, nghiên cứu này có giới hạn về phạm vi nghiên cứu của chuỗi dịch vụ hậu cần, chưa đề cập đến e-logistics,…
2) Đặng Đình Đào (2011), Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài NCKH Cấp Nhà nước-Mã số ĐTĐL-2010T/33. Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics,… và cũng chưa đề cập đến chưa đề cập đến e-
19Diane Mollenkopf and David Closs (2005). The Hidden Value in Reverse Logistics. Supply Chain Management Review (July/ August 2005), P.34-43.
logistics..
3) Trần Sĩ Lâm (2012), Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp bộ - Mã số B2010-08-68. Đề tài có nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam,… chưa đề cập đến chưa đề cập đến mô hình e-logistics..
4) Lê Đăng Phúc (2018). Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Luận án tiến sỹ - Đại học Hàng hải Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện,… trong đó có đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, nhưng không đi sâu vào phương pháp thực hiện…
5) Trần Thị Mỹ Hằng (2012). Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp vận tải Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phân tích và phản ánh thực trạng chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp vận tải Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ logistics,... trong đó nổi bật với đề xuất là cải tiện các phương tiện hữu hình, như đầu tư website, phần mềm checking,…. Nhưng chưa đề cập cụ thể các nội dung của e-logistics,…
6) Ngô Quốc Quân (2002). Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống forwarder tại TP.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực trạng hệ thống forwarder (dịch vụ giao nhận) tại TP.Hồ Chí Minh,… Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hoá, trong đó có đề xuất phát triển dịch vụ hậu cần thương mại điện từ,... Nhưng chưa nêu rõ cụ thể các hoạt động của e- logistics là gì,…
7) Nguyễn Xuân Hảo (2015). Tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trong đó, có đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ hậu cần điện tử e-logistics, nhưng cũng không đi sâu vào phương pháp thực hiện…
Hải Phòng. Luận án tiến sỹ - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logicstics ở cảng Hải Phòng, và các