Nghiên cứu của Trần Phương Nam (2014)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 38)

Một số giải pháp phát triển mô hình Logistics điện tử tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới - Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần TMĐT, bao gồm: con người, công nghệ và quy trình (Hình 2.1):

Con người Công nghệ Quy trình e-procurement Logistics Nhà cung ứng e-fulfilmente Khách hàng

Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình logistics của Trần Phương Nam (2014)

* Nguồn: Trần Phương Nam (2014) (1) Con người: trong hệ thống e-logistics yếu tố con người là rất quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ. Quá trình lưu thông phân phối hàng hóa gắn liền với sự giao lưu thương mại. Trong đó, các quyết định của con người về việc mua - bán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của con người. Các quyết định về việc này hầu như không thể công thức hóa, máy móc. Vì vậy, tự động hóa hoàn toàn công việc này chắc sẽ không thể. Những quyết định trên quy định dòng chảy hàng hóa của chuỗi e-logistics.

Trong e-logistics, chúng ta có những bộ phận thông minh, tự quản trị như: vận tải không người lái, container thông minh, kệ hàng thông minh, nhà kho thông minh, cảng thông minh, chuỗi cung ứng thông minh,… Tuy nhiên chỉ có vài bộ phận có thể tự quản trị, cần sự giao tiếp với con người để hoạt động.

(2) Công nghệ: Có thể thấy các quyết định của con người trong hệ thống e-logistics là các kế hoạch hành động cho hệ thống. Cần có sự giao tiếp để hệ thống nhận được các kế hoạch đó và làm theo. Do đó, trong e-logistics cần có những bộ phận bán tự quản, như việc áp dụng Robot và Cobot (Collaborative Robot) trong kho hàng,.. đã làm tăng hiệu quả của quản trị kho hàng, khi mà Robot không thể đáp ứng hoàn toàn. Cobot cần sự giao tiếp, nhận kế hoạch hành động của con người là một thiết bị bán tự quản.

Trong xu hướng phát triển TMĐT và logistics, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngoài việc cung cấp giải pháp quản lý và truyền thông mang tính hệ thống; nó còn đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử.

(3) Quy trình: Việc tối ưu hóa năng lực giao nhận, ngoài việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ thì phát triển quy trình cho kho bãi dành riêng cho việc đáp ứng nhiều kênh phân phối, giao nhận vẫn chưa được quan tâm thực hiện tại nhiều DN logistics và DN bán lẻ.

Cùng với sự phát triển nhanh của TMĐT, sự phát triển của các kênh phân phối, yêu cầu ngành logistics phải có khả năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn, cho phép loại bỏ hàng tồn kho tại cửa hàng và tối ưu hóa diện tích bán hàng nhưng không để xảy ra mất doanh số do hết hàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 38)

w