Nghiên cứu của Nguyễn Anh Dương (2014)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 41)

Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM, cho rằng để phát triển e-logistics cần 6 yếu tố: nhận thức của khách hàng, hạ tầng công nghệ và bảo mật, hạ tầng pháp lý, sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống thanh toán điện tử, và cuối cùng là nguồn nhân lực (21).

Lấy ví dụ về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển TMĐT, ông Dương cho biết, Hàn Quốc - thị trường TMĐT lớn thứ 7 trên thế giới– có sự phát triển mạnh mẽ về

21Nguyễn Anh Dương (2014). Sáu yếu tố phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới. Bộ Công thương, Diễn đàn của giới công thương, Tháng 11 – 2018.

TMĐT chính là nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân năng động dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công trong phát triển TMĐT chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (Nguyễn Anh Dương, 2014).

Đối với Việt Nam, về cơ bản đã có các quy định về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; quản lý tên miền; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nhưng còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trườngTMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử)… (Hình 2.1): Nhận thức Hạ tầng pháp lý Hạ tầng công nghệ E-logistics Hạ tầng pháp lý Hệ thống thanh toán điện tử Nguồn nhân lực

Hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình e-logistics của Nguyễn Anh Dương (2014)

* Nguồn: Nguyễn Anh Dương (2014) (1) Nhận thức: Sự thành công trong phát triển TMĐT và logistics chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh gia dịch mua bán và thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

(2) Hạ tầng công nghệ: Về cơ bản xu hướng phát triển e-logistics là sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet để hỗ trợ hệ thống tích hợp giữa TMĐT và logistics. Ngoài ra, việc quản lý tên miền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử là rất quan trọng, còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trường TMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử) là yếu tố làm lên sự khác biệt của e-logistics, cũng như TMĐT và logistics.

Khoảng trống này là vấn đề kết nối giữa các DN bán lẻ, DN logiatics với các DN vận chuyển đa phương thức (Ví dụ: hãng vận tải, Uber, Grab..). Hoặc các vấn đề của thị trường TMĐT phát triển: tính toán chi phí kinh doanh khi có sự kết hợp giữa TMĐT với thương mại truyền thống… Chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt...

(3) Hạ tầng pháp lý: Ngoài việc đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, thì các qui định về văn bản (written document), chữ ký (signature) điện tử là gì, truy xuất nguồn gốc (seek an origin),… là rất quan trọng trong TMĐT nói riêng và e-logistics nói chung, nó đảm bảo trách nhiệm của các bên trong môi trường e-logistics.

(4) Sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng thông qua yếu tố tính an toàn và độ bảo mật thông tin trong lĩnh vực này tuy đã được chú ý nhiều hơn, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, rất cần bổ sung hệ thống pháp lý liên quan đến TMĐT và e- logistics.

(5) Hệ thống thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử là thành tố quan trọng không thể thiếu đối với TMĐT và e-logistics. Theo Garadahew Warku (2010), tất cả các phương thức thanh toán điện tử có một số đặc điểm như: Tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sử dụng, chi phí giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc; Có lợi cho người bán hàng trực tuyến. Bởi vì, thanh toán điện tử cho phép họ để giao dịch bán hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn trong một cửa hàng; Giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn cho biên lai, hoá đơn; Cho phép khách hàng, người tiêu dùng tiếp cận với thị trường toàn cầu (22).

Hord (2005) cũng cho rằng: Thanh toán điện tử làm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Các khoản thanh toán hơn đó được xử lý bằng điện tử, chi phí ít hơn là sử dụng giấy và bưu chính. Cung cấp thanh toán điện tử cũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện duy trì người tiêu dùng. Người tiêu dùng có nhiều khả năng trở lại với trang web thương mại điện tử nơi mà thông tin của họ đã được nhập và lưu trữ (23).

(6) Nguồn nhân lực: TMĐT và e-logistics được xem là ngành có yếu tố đặc thù, ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực có yếu tố chuyên môn nhất định. Với xu thế tự động hóa và TMĐT đang tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái của ngành logistics, cần đặc biệt

22Garadahew.W. (2010). Electronic Banking in Ethiopia Practices, Opportunities and Challenges. Journal of internet banking and commerce, Vol, 15 No, 2. Http://www.CBE bank eth.et . Visited on February, 25, 2018. 23Hord, J. (2005). How electronic payment works , available at: http:// www.nu.e

quan tâm đào tạo lại kỹ năng cho lực lượng lao động hiện có để bắt kịp tiến bộ công nghệ, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics nói riêng và e-logistics.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 41)

w