Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 107 - 108)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

5.2.3. Xây dựng Trung tâm Logistics, kết hợp với hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ

hạ tầng e-logistics.

Thế mạnh của TP.HCM là luôn dẫn đầu về chỉ số TMĐT và sản lượng DV e- logistics trong những năm qua, với khối lượng hàng hóa vận chuyển của thành phố chiếm 40% của vùng KTTĐ phía nam; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt gần 75% của vùng KTTĐ phía nam và hơn 20% của cả nước. (Hiệp hội DN Dịch vụ logistics Việt Nam – VLA, 2018). TP Hồ Chí Minh có hệ thống logistics quan trọng nhất ở vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía nam cũng như cả nước. Để bắt kịp xu thế hội nhập, thành phố cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống logistics, tạo động lực cho kinh tế của thành phố và cả vùng KTTĐ phía nam phát triển… Tuy đã quá tải hàng hóa thông quan qua các cảng tại TP Hồ Chí Minh, nhưng đến nay, thành phố chưa có trung tâm logistics đáp ứng tiêu chí và phương án quy hoạch (40).

Như vậy, TP.HCM cần Xây dựng Trung tâm Logistics, từng bước hoàn thiện và đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng HT pháp lý về e-logistics (Bảng 5.1).

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để ngành dịch vụ logistics trở thành động lực cho kinh tế thành phố phát triển, thành phố cần sớm có chính sách hình thành và phát triển nhanh thị trường dịch vụ logistics dựa trên các nền tảng: Hạ tầng bến cảng, kho bãi, giao thông được kết nối hiệu quả nhất; cộng đồng DN logistics chuyên nghiệp, có nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, đủ sức cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của các DN XNK, phân phối.

Đồng thời, chú trọng xây dựng mạng lưới trung tâm logistics để trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối trong nội thành và trung chuyển hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển dịch vụ logistics theo hai hướng: Trung tâm logistics gắn kết với các khu công nghiệp và trung tâm logistics trong khu vực các cảng cửa ngõ của thành phố…(41).

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ logistics, UBND thành phố Hồ

40Thủ tướng Chính phủ (2015).Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

41UBND TP.Hồ Chí Minh (2017).Quyết định số 5087/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chí Minh đã giao Sở Công thương thành phố chủ trì xây dựng Đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, đề án cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, trở thành đầu mối của khu vực và góp phần kéo giảm chi phí logistics. Theo đó, việc quy hoạch ngành logistics của thành phố cần chú trọng về phát triển hạ tầng, trong đó xác định vị trí, quy mô thành lập ba trung tâm logistics nhằm kết nối giao thông hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương. Nhiệm vụ này phải đáp ứng được hai yêu cầu: Thứ nhất, là lưu trữ, trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối nội thành; Thứ hai, là trung chuyển, phân phối hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố, hàng hóa XNK thông qua cửa ngõ thành phố

(UBND TP.Hồ Chí Minh (2017).

Cụ thể, xây dựng hai trung tâm logistics (phía bắc và phía nam thành phố), quy mô mỗi trung tâm giai đoạn đến năm 2020 ít nhất 40 ha và giai đoạn đến năm 2030 hơn 70 ha. Phạm vi hoạt động của hai trung tâm này chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận phía bắc và phía nam thành phố, kết nối với cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp... Song song đó, thành phố triển khai xây dựng trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với quy mô giai đoạn một ít nhất từ 3 đến 4 ha, giai đoạn hai từ 7 đến 8 ha… (UBND TP.Hồ Chí Minh (2017).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w